Lồng ruột là gì?
Lồng ruột là tình trạng một đoạn (quai) ruột chui vào lòng một đoạn (quai) ruột khác. Khi kẹt lại như vậy, ruột tắc, cả thức ăn lẫn dịch ruột lẫn hơi trong ruột đều ứ lại, sung huyết, vỡ mạch, hoại tử. Các quai ruột lồng còn kéo theo các mạch máu mạc treo chui vào nếp gấp làm ứ huyết, đứt vỡ mạch, giảm tưới máu ruột, chảy máu.
Đối tượng mắc phải
Lồng ruột gặp ở mọi nhóm tuổi, chỉ khác về nguyên thay đổi theo độ tuổi. Ở trẻ em, hay gặp nhất là trong khoảng 6 tháng - 36 tháng tuổi. Phần lớn gặp ở trẻ khoẻ mạnh (hay gặp hơn ở trẻ bụ bẫm) và bé trai có tỉ lệ mắc phải cao hơn.
Nguyên nhân
75% là không rõ nguyên nhân - có thể do “cơ địa” (quá sản mảng Payer), sau một đợt viêm mũi họng, nhiễm Rotavirus, adenovirus, lị... (cơ chế được cho là gây rối loạn di động ruột tăng co bóp mà ruột chui vào nhau).
Còn lại là nguyên nhân thường ở các bạn tái đi tái lại hoặc có tiền sử mổ ổ bụng trước đó hoặc có bệnh lý đã ghi nhận có thể kèm theo lồng ruột (u máu lớn, Scholein Henoch).
Triệu chứng
Các triệu chứng chỉ rõ với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, còn với trẻ trên 2 tuổi thì triệu chứng mơ hồ lắm. Điển hình lồng ruột có các triệu chứng như:
Ban đầu trẻ có thể chỉ biểu hiện như tiêu chảy cấp do virus, sau đó xuất hiện biểu hiện của lồng ruột (~ biến chứng). Có thể bị lẫn với rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy cấp.
Trẻ trên 2 tuổi triệu chứng rất mơ hồ, đau bụng rất nhẹ nhàng, ít nôn, ít ị máu. Cần đi khám khi trẻ có bất kì dấu hiệu bất thường là vì lẽ đó, để bác sĩ khám, tìm bệnh và hướng dẫn theo dõi.
Chẩn đoán
Khối lồng ruột có thể sờ thấy khi bác sĩ khám, nhưng không hề dễ dàng do trẻ quấy, gồng bụng hoặc vị trí khối lồng ở vị trí khó sờ (giữa bụng).
Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán sớm và rõ hơn - nhờ hình ảnh đặc trưng trên siêu âm. Nhưng siêu âm không thấy khối lồng cũng không loại trừ 100% lồng ruột.
Ở các ca khó, có thể cần chụp cả cắt lớp vi tính ổ bụng. Chụp Xquang bụng để đánh giá tắc ruột và biến chứng nặng (thủng ruột).
Tuỳ tình trạng và diễn biến, bác sĩ ngoại khoa sẽ quyết định là phải mổ tháo lồng hay tháo lồng bằng bơm hơi.
Tháo lồng ruột bằng hơi
Đây là biện pháp không phẫu thuật, thực hiện tại phòng chụp X-quang do bác sĩ ngoại khoa, kĩ thuật viên, có thể có thêm bác sĩ hồi sức cấp cứu.
Tái phát lồng ruột
Trẻ từng lồng ruột có thể bị lại, nếu tái lại nhiều lần các bác sĩ sẽ đánh giá tìm nguyên nhân. Tỉ lệ tái lại là 10%, có thể trong 72 giờ - nhiều tháng sau tháo lồng. Đừng quên nói tiền sử từng bị lồng ruột nếu con đi khám vì nôn, đau bụng.
Phòng tránh lồng ruột
Hiện tại chưa có biện pháp đặc biệt nào dự phòng lồng ruột.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm đường ruột
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh