Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn so với trẻ lớn và người trưởng thành. Trẻ sơ sinh có thể thở chậm lại khi ngủ, nhưng nhịp thở vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.
Các bệnh lý hô hấp liên quan tới cuộc sanh là các vấn đề khá nghiêm trọng ảnh hưởng khoảng 7% trẻ sơ sinh. Một vài dấu hiệu của suy hô hấp trên trẻ sơ sinh bao gồm thở mạnh, nở cánh mũi, thở liên tục và thay đổi màu da hoặc đầu ngón tay.
Nếu trẻ sơ sinh bị khó thở mà không được xử trí khẩn cấp có thể dẫn tới các biến chứng rất nặng nề. Thở rất nhanh hoặc rất chậm có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác.
Trong bài này chúng tôi sẽ giúp bạn biết được ngưỡng bình thường của nhịp thở trẻ sơ sinh. Chúng tôi cũng sẽ giải thích cách đếm tần số thở như thế nào và cần làm gì khi trẻ thở nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
Tần số thở điển hình của trẻ sơ sinh khỏe mạnh là 40-60 nhịp/phút. 1 nhịp thở bao gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra.
Tuy nhiên 1 nghiên cứu năm 2016 trên 953 trẻ khỏe mạnh cho thấy trẻ sơ sinh đủ tháng có tần số thở khá khác nhau. Nhịp thở trung bình ở thời điểm 2 giờ sau sinh là khoảng 46 lần/phút, nhưng có khoảng 5% trẻ trong nghiên cứu có nhịp thở lên tới 65 nhịp/phút hoặc nhiều hơn tại thời điểm này. Điều này cho thấy nhịp thở có nhanh hơn tần số bình thường vẫn có thể gặp trên trẻ khỏe mạnh trong 1 vài trường hợp.
Trẻ sẽ thở nhanh hơn khi đang khóc và thông thường thì nhịp thở sẽ trở về bình thường khi trẻ nín khóc.
Tần số thở sẽ chậm lại khi trẻ lớn lên. Nhịp thở điển hình với trẻ từ 1-3 tuổi là 24-40 lần/phút.
Thở nhanh hoặc là khó thở có xu hướng thường gặp hơn là nhịp thở chậm ở trẻ sơ sinh. Khó thở thường có nghĩa là trẻ không được cung cấp đầy đủ oxy và phải bù trừ bằng cách thở nhanh hơn.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây khó thở cho trẻ sơ sinh. 1 vài yếu tố nguy cơ thường gặp như sau:
Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn bị các vấn đề về hô hấp so với các trẻ lớn hơn. Một vài yếu tố góp phần và là nguyên nhân bao gồm:
Đây là tình trạng trẻ sơ sinh có nhịp thở tức thời nhanh hơn bình thường. Khó thở thoáng qua không phải là dấu hiệu của bệnh lý nặng và có xu hướng tự giới hạn mà không cần phải điều trị trong vòng 72 giờ khi trẻ còn trong bệnh viện. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sinh mổ chủ động (mổ trước khi có chuyển dạ).
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị viêm phổi,1 phần là do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Trẻ sơ sinh mắc viêm phổi có thể không có triệu chứng hoặc các triệu chứng sau: nôn ói, sốt, thở nhanh và 1 số triệu chứng khác.
Tăng áp phổi diễn ra khi hệ tuần hoàn của trẻ tiếp tục hoạt động giống như trong thai kì và đưa quá nhiều máu ra khỏi phổi. Tình trạng này có thể gây ra thở nhanh, tăng nhịp tim và da xanh tím.
Dị tật bẩm sinh là bất thường về các cấu trúc giải phẩu ở thời điểm sanh. Một vài dạng có thể gây cho trẻ thở nhanh hơn mức bình thường. Những bất thường cấu trúc giải phẫu như phổi, tim, mũi hoặc đường hô hấp.
Khi khí được lưu giữ giữa phổi và thành ngực sẽ làm cho phổi khó phồng lên, cản trở quá trình hô hấp. Phổi xẹp có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có các dị tật ở phổi hoặc những trẻ gặp phải chấn thường, chẳng hạn do té ngã hoặc tai nạn.
Một trong những cách đáng tin cậy nhất để đếm tần số thở của trẻ sơ sinh đó là đếm số lần thở trong vòng 60 giây.
1 người có thể nhẹ nhàng đặt 1 tay lên ngực hoặc bụng của trẻ sơ sinh, đếm mỗi lần nhô lên của bụng theo mỗi nhịp thở. 1 cách khác là đặt tay của bạn cách mũi của bé khoảng vài cm để đếm số lần hít thở của trẻ trong vòng 1 phút.
Một vài trẻ sơ sinh thở không đều. Những trẻ suy hô hấp có nhiều khả năng thở theo các kiểu bất thường.
Trẻ đang ngủ có thể thở chậm hơn, có thể đạt tần số 30 lần/phút. Trẻ cũng có thể thở không đều khi ngủ, thường là 1 vài nhịp thở nhanh và sau đó là 1 khoảng ngưng thở khoảng vài giây. Hiện tượng này còn gọi là các khoảng thở chu kỳ, đây là 1 hiện tượng bình thường và cũng có thể xảy ra ở cả khi trẻ thức.
Nếu trẻ không có bất kì dấu hiệu nào của khó thở, thở chậm hoặc các khoảng thở không đều khi ngủ thường không cần phải lo lắng.
Trẻ sơ sinh có nhiễm trùng hô hấp hoặc các rối loạn tim phổi có nguy cơ cao gặp các rối loạn hô hấp về đêm. Nếu bạn cảm thấy lo lắng về các triệu chứng rối loạn hô hấp về đêm của con mình thì hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi để được tư vấn và điều trị.
Đây là 1 thuật ngữ y khoa thể hiện các rối loạn hô hấp khi sanh. Suy hô hấp có thể là dấu hiệu của nồng độ oxy trong máu thấp. Thiếu oxy có thể gây tổn thương não cũng như các cơ quan khác và có thể gây tử vong.
Trẻ thở nhiều hoặc ít hơn bình thường và có các dấu hiệu của suy hô hấp cần được can thiệp y khoa tức thì.
Một vài dấu hiệu của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Theo dõi trẻ cẩn thận đối với các trẻ thở quá nhanh hoặc quá chậm. Nếu trẻ có bất kì dấu hiệu nào của suy hô hấp, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Bạn cũng nên đưa trẻ đi khám nếu như xuất hiện các dấu hiệu sau:
Suy hô hấp có thể xảy ra đột ngột ở trẻ sơ sinh và nguy hiểm hơn đối với trẻ sơ sinh so với trẻ lớn. Người chăm sóc nên tìm tới các trung tâm y tế ngay khi trẻ có các dấu hiệu suy hô hấp.
Nếu trẻ ngưng thở hoặc mất ý thức, hãy gọi ngay cho các đơn vị cấp cứu.
Trẻ thở nhanh hơn so với người trưởng thành và so với các trẻ lớn và thỉnh thoảng có những khoảng thở bất thường mà không do bất kỳ bệnh lý nào cả. Trẻ sơ sinh khỏe sẽ có nhịp thở từ 40-60 lần/phút.
Các rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể khiến người chăm sóc lo sợ. Tuy nhiên đa số các nguyên nhân có thể điều trị được. Điều trị sớm có thể giúp giảm các biến chứng nặng.
Liên hệ ngay với các bác sĩ nếu như trẻ:
Nếu các dấu hiệu kéo dài và không thể khám được bác sĩ, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu.
Liên hệ đơn vị cấp cứu ngay khi trẻ ngưng thở hoặc mất ý thức.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh