✴️ Viêm dạ dày - ruột hay ngộ độc thực phẩm?

Phân biệt tiêu chảy nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm.

 

Tiêu chảy nhiễm trùng

Ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân

 Vi-rút

 Vi khuẩn, vi-rút, hoặc ký sinh trùng

Thời gian ủ bệnh

 24 - 48 giờ sau khi tiếp xúc với vi-rút

 2 - 6 giờ sau khi ăn thức ăn nhiễm độc

Triệu chứng

  • Tiêu chảy, hay táo bón
  • Sốt
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Co thắt dạ dày hay ruột non
  • Cứng khớp
  • Sụt cân
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Nôn
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác không khỏe
  • Đau nhức cơ
  • Đau đầu
  • Chảy mồ hôi
  • Sưng mắt
  • Khó thở
  • Khát nước

Phòng ngừa

  • Rửa tay thường xuyên nếu bạn bị bệnh hoặc ở gần người bị bệnh
  • Nói chuyện với bác sĩ về vaccine phòng rotavirus
  • Nếu bạn bệnh, nên ở nhà và tránh lây lan bệnh cho người khác.
  • Giữ cho khu vực chuẩn bị thức ăn và các dụng cụ nhà bếp sạch sẽ.
  • Nấu chín thịt và hải sản.
  • Bảo quản lạnh các thực phẩm dễ hư hỏng.
  • Bỏ những thực phẩm không chắc chắn an toàn

Vậy triệu chứng nào khác nhau?

Triệu chứng của tiêu chảy nhiễm trùng

Nếu như bạn bị tiêu chảy nhiễm trùng, còn được gọi là viêm ruột-dạ dày do vi-rút, thì bạn có thể có một hay một vài triệu chứng sau đây:

  • Tiêu chảy
  • Co thắt dạ dày hoặc ruột non
  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Sốt
  • Sụt cân
  • Đau nhức khớp
  • Đau nhức cơ
  • Khát nước
  • Đau đầu
  • Tổng trạng không khỏe.

Triệu chứng của tiêu chảy nhiễm trùng thường xuất hiện trong vòng 24-72 giờ sau khi tiếp xúc với vi-rút. Nhiều trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng sẽ biến trong vòng vài ngày.

Tuy nhiên, cũng không hiếm nếu như bạn cảm thấy không khỏe cho đến tận 10 ngày sau. Triệu chứng càng kéo dài thì bạn càng nên đi khám bác sĩ thường xuyên để loại trừ được những biến chứng cũng như những bệnh khác.

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • Co thắt dạ dày hay ruột non
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau nhức cơ
  • Chảy mồ hôi
  • Khát nước

Ở những trường hợp nặng, bạn có thể gặp:

  • Nôn hay đi cầu ra máu
  • Co thắt bụng nặng
  • Sốc
  • Mất tri giác

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất độc. Ngoài ra còn phụ thuộc vào bệnh nguyên gây nên ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thường nhẹ đi trong vòng 2 ngày.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy đến với bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất ở em bé, trẻ em, và người già.

Hầu hết các dạng của ngộ độc thực phẩm không gây tử vong. Dạng ngộ độc botulism có thể gây tử vong nếu như bệnh nhân không được điều trị đúng cách. Vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra ngộ độc botulism. Chúng sản xuất các chất độc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Botulism có thể gây ra giảm thị giác, sụp mi, rối loạn lời nói, và một số triệu chứng thần kinh-cơ khác. Nên đi khám bác sĩ ngày khi bạn nghi ngờ mình mắc botulism.

ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân của hai tình trạng này có gì khác biệt?

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy nhiễm trùng?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tiêu chảy nhiễm trùng. Các vi-rút thường gây ra tình trạng này là: norovirus, rotavius, và adenovirus.

Tiêu chảy nhiễm trùng được gây ra bởi rotavirus hay norovirus có tính chất lây nhiễm rât cao.

Bạn cũng có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với các vật phẩm mà người bệnh chạm vào có chứa phân, nước bọt, hay chất nôn có chứa vi-rút.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi các vi sinh vật gây độc như vi khuẩn, vi-rút hay kí sinh trùng làm nhiễm độc thức ăn.. Norovirus cũng nằm trong top 5 theo Trung tâm kiểm soát vì phòng chống bệnh tật (CDC).

Bạn có thể bị ngộ độc thức ăn từ việc dùng các thực phẩm bị nhiễm độc hay thịt nấu không chín. Tuy nhiên, thịt bị nhiễm độc không phải là thực phẩm duy nhất gây ra ngộ độc thực phẩm. Những thực phẩm sau đây cũng có thể gây ra tình trạng đó:

  • Trứng sống hoặc tái
  • Giá sống
  • Phô mai mềm hay chưa khử trùng, ví dụ như Brie và feta
  • Rau và trái cây chưa được rửa kỹ
  • Cá hay hào sống
  • Nước nhiễm khuẩn
  • Thức uống chưa được khử trung như sữa, rượu táo, và nưuóc trái cây
  • Cơm chưa chín

Các biến chứng có thể gặp

Sau nhiều ngày bị tiêu chảy nhiễm trùng hay ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị thiếu nước. Sau đây là các triệu chứng để nhận biết thiếu nước:

  • Giảm lượng nước tiểu
  • Nước tiểu sậm màu
  • Khô môi và cổ
  • Tã khô
  • Trẻ khóc ít ra nước mắt
  • Nhịp tim nhanh
  • Huyết áp thấp
  • Khát nhiều
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng

Trẻ có thể bị trũng mắt hay thóp khi bị thiếu nước. Thóp các điểm mềm ở trên đầu của trẻ. Nên đi khám ngay khi có các triệu chứng trên.

Điều trị

Điều trị tiêu chảy nhiễm trùng

Thiếu nước có thể trở thành mối lo ngại quan trọng đối với các bệnh nhân tiêu chảy nhiễm trùng. Nên để ý kỹ để nhận biết các triệu chứng thiếu nước. Bạn nên đi khám ngay khi các triệu chứng này xuất hiện.

Uống thật nhiều nước. Người lớn có thể uống các dung dịch như Gatorade có chứa các chất điện giải, và trẻ em có thể dùng các dung dịch thay thế như Pedialyte. Dùng các dung dịch này cùng với nước sẽ giúp cơ thể hồi phục lại tình trạng cân bằng nước. Để đạt kết quả tốt nhất, uống vài ngụm mối 30 – 60 phút.

Tránh dùng các loại nước có đường như Kool-aid hay sodas, vì những loại nước này không bù được các chất điện giải đã mất. Ngậm nước đá hay uống nước thường cũng là một cách tốt để duy trì cân bằng nước.

Khi có cảm giác muốn ăn trở lại, nên cho dạ dày làm quen từ từ bằng cách dần dần ăn các thực phẩm nhạt trước. Bao gồm:

  • Ngũ cốc
  • Hạt
  • Bánh mì
  • Khoai tây
  • Chuối
  • Rau
  • Táo tươi
  • Yogurt không đường

Tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa, thức uống có cồn, caffein, và  các thực phẩm cay có thể gây đau dạ dày.

Xem thêm: Điều trị viêm dạ dày ruột

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top