Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm trạng gây ra sự dao động giữa tâm trạng cao (giai đoạn hưng cảm) và tâm trạng thấp (giai đoạn trầm cảm).
Ái kỷ là một đặc điểm tính cách liên quan đến cảm giác tự trọng, tự cao và cần được công nhận. Một người có đặc điểm ái kỷ có thể bị rối loạn nhân cách ái kỷ.
Rối loạn nhân cách ái kỷ là một phần của nhóm rối loạn nhân cách được gọi là rối loạn cụm B. Những đặc điểm này thể hiện tư duy và hành vi kịch tính, cảm xúc hoặc không thể đoán trước.
Hướng dẫn chính mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng để chẩn đoán được gọi là Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, ấn bản thứ năm (DSM-5) - không liệt kê chứng ái kỷ là một triệu chứng của rối loạn lưỡng cực.
Tuy nhiên, khi một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực trải qua cơn hưng cảm, họ có thể biểu hiện một số hành vi cũng giúp mô tả chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Những hành vi này bao gồm:
Do sự trùng lặp về các triệu chứng này, giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực và rối loạn nhân cách ái kỷ có thể xuất hiện tương tự nhau. Điều này đôi khi dẫn đến việc chẩn đoán sai.
Ngoài ra trong giai đoạn trầm cảm, người bị rối loạn lưỡng cực có thể lơ là nhiệm vụ chăm sóc, tránh tiếp xúc xã hội hoặc tỏ ra vô cảm với nhu cầu của người khác.
Điều này rất có thể xảy ra khi các triệu chứng trầm cảm lấn át khiến người đó khó nghĩ đến người khác.
Trong khi đó, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ có thể tỏ ra không quan tâm hoặc không chú ý với nhu cầu, cảm xúc của người khác. Những người này cũng có thể dễ bị trầm cảm, biểu hiện sự tự tin cao.
Trong khi một số triệu chứng của rối loạn lưỡng cực và rối loạn nhân cách ái kỷ dường như có sự tương đồng, tình trạng của hai bệnh lại khác nhau theo nhiều phương diện:
Những người bị rối loạn lưỡng cực trải qua những thay đổi tâm trạng tột độ: giai đoạn hưng cảm và trầm cảm có biểu hiện rõ ràng hơn những thay đổi tâm trạng mà hầu hết người bình thường trải qua.
Đối với một người nhận được chẩn đoán rối loạn lưỡng cực, họ phải trải qua trạng thái hưng cảm hoặc tâm trạng cao, ít nhất 7 ngày hoặc nếu các triệu chứng đủ nghiêm trọng đến mức phải nhập viện. Khi tâm trạng hung phấn một người có thể gặp phải:
Đôi khi, lo lắng, lạm dụng ma túy hoặc rượu, rối loạn ăn uống và rối loạn tâm thần xảy ra với rối loạn lưỡng cực.
Rối loạn tâm thần có thể xảy ra khi tâm trạng cao hoặc thấp. Trong giai đoạn hưng cảm, một người có thể ảo tưởng về việc mình rất quan trọng hoặc có sức mạnh đặc biệt. Trong giai đoạn trầm cảm, một người có thể sợ rằng ai đó đang theo đuổi hoặc rằng bản thân đã làm điều gì đó sai trái.
Để chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ cần theo dõi một số triệu chứng sau đây, những triệu chứng này gây trở ngại đáng kể cho các mối quan hệ hoặc khả năng hoạt động, công việc. Các triệu chứng bao gồm:
Một người cũng có thể thường xuyên thể hiện thái độ chống đối người khác.
Để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn nhân cách, cần nhận định chắc chắn rằng không có một tình trạng nào khác có thể gây nên các triệu chứng của người đó. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiến hành khám sức khỏe đồng thời thực hiện các xét nghiệm để loại trừ vấn đề sức khỏe thể chất. Sau đó có thể sử dụng các tiêu chí từ DSM-5 để chẩn đoán.
Những người bị rối loạn lưỡng cực có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ trong giai đoạn hưng cảm nhưng có thể cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh trong giai đoạn bị trầm cảm.
Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ và rối loạn lưỡng cực là khác nhau.
Những người mắc chứng rối loạn này có xu hướng không tìm cách điều trị vì bản thân họ không thấy cần phải thay đổi.
Tuy nhiên, những người này có thể bị trầm cảm hoặc lo lắng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc giới thiệu liệu pháp tâm lý để giải quyết những vấn đề này.
Đối với rối loạn nhân cách, bác sĩ có thể đề nghị tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý nhằm giúp người bệnh vượt qua được những di chấn tâm lý.
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng mãn tính. Mặc dù không có cách chữa trị, nhưng nó có thể kiểm soát được. Bác sĩ có thể đề nghị áp dụng một hoặc nhiều các phương pháp điều trị sau đây:
Các chất giúp ổn định tâm trạng như lithium có thể giúp những người bị rối loạn lưỡng cực thay đổi tâm trạng ngày càng ít nghiêm trọng hơn. Một số người cũng có sự cải thiện khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống lo âu.
Các liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi có thể giúp mọi người xác định, hiểu và quản lý tốt hơn các cảm xúc tiêu cực. Liệu pháp cũng bao gồm việc thực hiện các thói quen lối sống lành mạnh như:
Các chất bổ sung thảo dược, thực phẩm chức năng có thể không an toàn khi sử dụng chung với thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Liệu pháp sốc điện
Nếu các triệu chứng của một người không cải thiện bằng thuốc, liệu pháp giao tiếp và các phương pháp điều trị khác thì có thể áp dụng liệu pháp sốc điện.
Trong phương pháp này sẽ tạo ra một cú sốc nhẹ cho não. Hiện các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn về cách thức tác động, nhưng phương pháp này có thể làm giảm các triệu chứng của chứng lưỡng cực và một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
Rối loạn nhân cách ái kỷ và rối loạn lưỡng cực có thể gây khó chịu cho những người mà người bệnh ảnh hưởng và những người thân.
Những đặc điểm ái kỷ cho dù chúng xảy ra với rối loạn nhân cách hay rối loạn lưỡng cực không phải do tính cách mà là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần.
Bất kỳ ai nghĩ rằng có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần nên đi khám bác sĩ nhằm thăm khám, chẩn đoán chính xác. Từ đó giúp xây dựng kế hoạch điều trị để hỗ trợ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, năng động và duy trì các mối quan hệ lành mạnh.
Xem thêm: Rối loạn lo âu - triệu chứng có lúc khá mơ hồ
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh