1. Mô tả
2. Phân bố sinh thái
Chi Patrinia Juss. ở Việt Nam có 3 loài, phân bố ở một vài tỉnh miền núi giáp bên giới phía bắc và đều được dùng làm thuốc.
Loài bại tượng trên mới phát hiện thấy ở một số điểm phân bố là Sa Pa (Lào Cai), Lai Châu, Hà Giang.
3. Thành phần hóa học
Rễ chứa tinh dầu
4. Tác dụng dược lý
5. Tính vị công năng
Toàn cây bại tượng vị đắng, cay, tính bình, không độc, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, hoạt huyết, tán ứ.
Về quy kinh, bại tượng nhập vào 3 kinh can, vị và đại tràng.
6. Công dụng
Rễ và toàn cây bại tượng được dùng chữa khó ngủ, mất ngủ, đau dây thần kinh, an thần; viêm họng, viêm phổi, viêm tụy cấp; mụn nhọt, lở ngứa, đau bụng.
Liều dùng: 10-20g (tươi 20-40g), sắc uống ngày một thang. Dùng ngoài lấy cây tươi rửa sạch, giã đắp.
Ở Đài Loan, Trung Quốc, rễ khô bại tượng được dùng làm thuốc giải độc, tiêu sưng, săn se, giảm đau, đau sau khi đẻ, sản hậu ít huyết, áp xe.
Bài thuốc có bại tượng
1. Chữa bụng đau đầy trướng
Bại tượng (toàn cây) 50g, phụ tử 20g, ý dĩ 100g, mỗi vị nghiền thành bột, trộn đều 3 bột với nhau. Mỗi lần dùng 3 – 5g, sắc với 80 ml còn 40 ml rồi uống [Chang Minyi, 1992: 164].
2. Chữa đau vùng thắt lưng, đau chân hoặc đau lưng có kèm xuất huyết sau khi đẻ
Bại tượng (toàn cây), đương quy 2,4g, xuyên khung 1,8g, bạch thược 1,8g, hạt nhãn 1,8g. Mỗi vị nghiền thành bột thô. Sắc tất cả với 80 ml nước còn 30 ml, uống ngày một tháng [Tài liệu đã dẫn, trang 165].
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh