✴️ Phẫu thuật điều trị khe hở môi hai bên

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Khe hở môi là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 1/1000- 1/600 gây biến dạng về hình thể ảnh hưởng tới chức năng và thẩm mỹ

Là kỹ thuật điều trị khuyết tật khe hở môi bẩm sinh hai bên nhằm tái tạo lại cấu trúc giải phẫu, phục hồi các chức năng và thẩm mỹ

CHỈ ĐỊNH

Khe hở môi hai bên bẩm sinh

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Phẫu thuật viên: Bác sỹ Tạo hình và răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt.

Kíp phẫu thuật.

Kíp gây mê.

Phương tiện

Phương tiện và dụng cụ.

Bộ phẫu thuật phần mềm hàm mặt

Thuốc và vật liệu

Thuốc tê tại chỗ có Adrenalin 1/100.000

Chỉ vicryl 4.0, 5.0, 6.0 - Chỉ nilon 6.0….

Người bệnh

Người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ bệnh án

Kiểm tra người bệnh đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

Các bước kỹ thuật

Sát khuẩn.
Vô cảm:

Gây mê toàn thân.

Tạo hình khe hở môi

Thiết kế đường rạch: Dùng bút chuyên dụng vẽ đường rạch da hai bên khe hở theo phương pháp đã lựa chọn.

Gây tê tại chỗ hai bên bờ khe hở bằng thuốc tê có Adrenalin 1/100.000.

Rạch da và mô dưới da theo đường vẽ đã được thiết kế.

Bóc tách mép vết mổ theo 3 lớp: Da,Cơ vòng môi, Niêm mạc.

Giải phóng cơ vòng môi và cơ ngang mud tại chân cánh mũi và gai mũi trước.

Rạch đường giảm căng ngách tiền đình bên khe hở.

Cầm máu bằng dao điện.

Khâu phục hồi môi tuân thủ các mốc giải phẫu và theo trình tự:

Lớp niêm mạc nền mũi.

Lớp niêm mạc môi.

Cơ vòng môi.

Da.

Băng vô khuẩn.

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Toàn thân

Theo dõi các biến chứng của gây mê nếu có suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn...: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi...

Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

Kháng sinh sau mổ 5-7 ngày.

Điều trị tại viện 1-2 ngày, ra viện.

Tại chỗ

Tình trạng chảy máu tại vùng mổ biểu hiện bằng máu thấm băng; băng ép bổ sung.

Nếu không cầm được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.

Băng ép quá chặt; nới bớt băng.

Nhiễm khuẩn: vết mổ sung tấy, sốt; cần bơm rửa dung dịch bêtadin, gạc mỡ betadine, Thay băng vô khuẩn, Kháng sinh toàn thân.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top