✴️ Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

Nội dung

1. Trẻ bị kiết lỵ do đâu?

Bệnh kiết lỵ rất hay thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ là do tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn Shigella gây ra, cũng như trong quá trình cha mẹ vệ sinh kém cho trẻ, khiến trẻ bị lây mầm bệnh từ những thực phẩm đã bị nhiễm bệnh.

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Trẻ bị kiết lỵ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau cũng dẫn đến trẻ bị kiết lỵ:

– Do trẻ tiếp xúc với các vật nuôi mang mầm gây bệnh.

– Do trẻ ăn phải thức ăn bị ruồi mang mầm bệnh

– Vệ sinh chân tay của trẻ trước khi ăn không được sạch sẽ, những bào nang vi khuẩn dính vào móng tay của trẻ đã xâm nhập vào cơ thể của trẻ qua đường ăn uống.

Những nguyên nhân trên đã khiến cho trẻ mắc bệnh kiết lỵ, do đó cha mẹ trẻ cần chú ý trong việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, cũng như chú ý đến các điều kiện bên ngoài có thể là mầm mống gây bệnh cho trẻ, để có cách phòng chống hiệu quả.

 

2. Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú và bú nhiều hơn, lâu hơn.

 

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì? cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhạt

Trẻ bị kiết lỵ cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhạt

Đối với trẻ đã ăn bổ sung, cha mẹ nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng và không có tính kích thích như cháo, súp, canh,… nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa.

Nên ăn thực phẩm như gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove,… giúp dễ tiêu và hạn chế đi lỏng.

Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn cho trẻ, nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống.

Nên bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào chế độ ăn khi bị kiết lỵ như tỏi, lá chè, ngó sen,… hoặc chế biến một vài món ăn theo dân gian có thể chữa trị kiết lỵ như lá mơ lông trứng gà, canh rau sam, cháo rau dền,…

Lưu ý

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước bị mấy đi qua phân: uống dung dịch orezol, nước cháo muối, nước muối đường, nước gạo rang,…

Sau khi trẻ khỏi cần bổ sung cho trẻ chế độ ăn đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.

 

3. Kết luận

Kiết lỵ là bệnh thường xuất hiện vào tầm tháng 6 – 7 hàng năm, bệnh nếu không được điều trị sớm và tích cực sẽ khiến trẻ bị mất sức rất nhanh. Do vậy, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên cho trẻ đến có cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top