✴️ Vaccin bại liệt bất hoạt (IPV)

Nội dung

Tổng quan về bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm rất cao do poliovirus tấn công hệ thần kinh. Trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng nhiễm virus này cao hơn bất kỳ nhóm nào khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 trong 200 ca nhiễm bệnh bại liệt sẽ dẫn đến tê liệt vĩnh viễn.

Ước tính có đến 95-99% những người mắc bệnh bại liệt không có triệu chứng (bại liệt cận lâm sàng). Ngay cả khi không có triệu chứng, những người nhiễm virus vẫn có thể lây lan và gây nhiễm trùng cho người khác. Bệnh thường lây truyền bằng đường phân - miệng.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bại liệt là tiêm vắc-xin bại liệt. Trẻ em nên được tiêm phòng bại liệt theo lịch tiêm chủng do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo.

 

Tên chung quốc tế Vaccin bại liệt bất hoạt (IPV)

Inactivated poliomyelitis vaccine – Salk vaccine.

 

Dạng thuốc và hàm lượng Vaccin bại liệt bất hoạt (IPV)

Thuốc tiêm 0,5 ml chứa virus bại liệt typ 1, 2 và 3.

 

Chỉ định Vaccin bại liệt bất hoạt (IPV)

Miễn dịch chủ động phòng bại liệt cho người có chống chỉ định dùng vaccin sống (xem ghi chú ở trên) hoặc cho người sinh sống ở các nước không muốn dùng vaccin sống.

 

Các chống chỉ định chính là: Phản ứng dị ứng trầm trọng (ví dụ, chứng quá mẫn) sau khi chủng ngừa trước đó hoặc cho một thành phần vắc xin

Các thận trọng chính là: Bệnh trung bình hoặc nặng có hoặc không có sốt (tiêm vắc xin được trì hoãn lại cho đến khi khỏi bệnh)

 

Liều lượng và cách dùng Vaccin bại liệt bất hoạt (IPV)

Tiêm phòng bại liệt lần đầu cho trẻ em , tiêm dưới da, trẻ em 0,5 ml lúc mới đẻ và lúc 6, 10 và 14 tuần tuổi.

Tiêm tăng cường cho trẻ em , tiêm dưới da, trẻ em 0,5 ml ít nhất 3 năm sau khi hoàn thành tiêm phòng lần đầu và thêm 1 liều 0,5 ml vào lúc 15 – 19 tuổi.

Tiêm phòng bại liệt lần đầu cho người lớn chưa được miễn dịch, tiêm dưới da, người lớn 3 liều mỗi liều 0,5 ml cách nhau ít nhất mỗi liều 4 tuần.

Tiêm tăng cường cho người lớn, tiêm dưới da, người lớn 0,5 ml 10 năm sau khi hoàn thành tiêm phòng lần đầu.

Ghi chú: Một số nước coi tiêm phòng tăng cường không cần thiết đối với người lớn trừ khi đi du lịch vào vùng có bệnh lưu hành.

 

Tác dụng không mong muốn Vaccin bại liệt bất hoạt (IPV)

Xem phần giới thiệu Mục 19.2. Viêm tấy chỗ tiêm, sốt, chán ăn, nôn. Phản ứng quá mẫn với kháng sinh trong vac- cin.

Độ ổn định và bảo quản Vaccin bại liệt bất hoạt (IPV)

Bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 C và không để đông lạnh. Nếu đông lạnh, không được dùng.

* Phân biệt: Vắc xin sống giảm động lực dạng uống (OPV)

Vắc xin sống giảm độc lực dạng uống (OPV): chứa vi rút bại liệt sống đã làm suy yếu, có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch. Miễn dịch này giúp cho cơ thể phòng vệ không cho vi rút xâm nhập vào cơ thể.

* Lưu ý khác: Vắc xin bại liệt cũng có trong thành phần các mũi tiêm chủng phối hợp như vắc xin 6in1 Infanrix Hexa, 6in1 Hexaxim ngừa được 6 bệnh bao gồm bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh gây do vi khuẩn Haemophilus influenzae túyp B (Hib) gây ra, vắc xin 5in1 Pentaxim ngừa 5 bệnh bao gồm: Bại liệtbạch hầu, ho gà, uốn ván và các bệnh gây do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B (Hib)vắc xin Tetraxim ngừa được 4 bệnh bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top