Thành phần
- Dược chất chính: Cefaclor 250mg
- Loại thuốc: Thuốc kháng sinh
Công dụng
Cefaclor được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn:
- Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần.
- Ðối với viêm họng cấp do Streptococcus nhóm A tan máu beta, thuốc được ưa dùng đầu tiên là penicilin V để phòng bệnh thấp tim.
- Viêm phổi, viêm phế quản mạn trong đợt diễn biến.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng (viêm bàng quang).
- Nhiễm khuẩn da và phần mềm do Staphylococcus aureus nhạy cảm và Streptococcus pyogenes.
Liều dùng
Cách dùng
Dùng đường uống
Liều dùng
- Người lớn: Liều thông thường 250mg mỗi 8 giờ. Liều tối đa 4g/ngày. Viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: 250 - 500mg x 2 lần/ngày; hoặc 250mg x 3 lần/ngày.
- Đối với các nhiễm khuẩn nặng hơn: 500mg x 3 lần/ngày.
- Trẻ em: Trẻ em > 1 tháng tuổi: Liều thông thường 20 - 40mg/kg/ngày, chia ra uống mỗi 8 giờ. Liều tối đa 1g/ngày. Viêm tai giữa ở trẻ em: 40mg/kg/ngày chia làm 2 - 3 lần. Trẻ em < 1 tháng tuổi: Liều lượng chưa được xác định.
- Bệnh nhân suy thận: Cefaclor có thể dùng cho bệnh nhân suy thận. Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều cho người lớn như sau: Nếu độ thanh thải creatinin 10 - 50ml/phút, dùng 50% liều thường dùng; nếu độ thanh thải creatinin < 10ml/phút, dùng 25% liều thường dùng.
- Bệnh nhân phải thẩm tách máu đều đặn: Dùng liều khởi đầu 250mg -1g trước khi thẩm tách máu và duy trì liều điều trị 250 - 500mg cứ 6 - 8 giờ một lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.
- Người cao tuổi: Dùng liều như người lớn.
Tác dụng phụ
Tiêu chảy, phát ban da nặng, ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè, đau khớp, cảm sốt, lở loét gây đau ở miệng hoặc cổ họng, ngứa và tiết dịch âm đạo. Cefaclor có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
Lưu ý
Chống chỉ định
- Không dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin và các thành phần khác của thuốc.
- Trẻ em dưới 1 tháng tuổi.
Thận trọng khi sử dụng
- Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Thận trọng với bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Phụ nữ có thai & cho con bú.
- Thận trọng sử dụng cefaclor đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicilin.
- Thận trọng khi dùng cefaclor cho bệnh nhân suy thận nặng.
- Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
- Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng gây độc thận (như nhóm kháng sinh aminoglycosid) hoặc với thuốc lợi tiểu furosemid, acid ethacrynic.
Tương tác thuốc
- Dùng đồng thời cefaclor và warfarin hiếm khi gây tăng thời gian prothrombin, biểu hiện gây chảy máu hay không chảy máu lâm sàng. Bệnh nhân thiếu vitamin K (ăn kiêng, hội chứng kém hấp thu) và bệnh nhân suy thận là những đối tượng có nguy cơ cao gặp tương tác. Đối với những bệnh nhân này, nên theo dõi thường xuyên thời gian prothrombin và điều chỉnh liều nếu cần thiết.
- Probenecid làm tăng nồng độ cefaclor trong huyết thanh. Cefaclor dùng đồng thời với các thuốc kháng sinh aminoglycosid hoặc thuốc lợi tiểu furosemid có thể làm tăng độc tính đối với thận.