Phenytoin

Nội dung

Thuốc Phenytoin là gì?

Thuốc Phenytoin có  thành phần chính Phenytoin có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát cơn động kinh (còn gọi là thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh)

Thành phần

  • Dược chất chính: Phenytoin
  • Loại thuốc: Thuốc thần kinh
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén 100 mg

Công dụng

Phenytoin được sử dụng để ngăn chặn và kiểm soát cơn động kinh (còn gọi là thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh). Phenytoin hoạt động bằng cách làm giảm sự lan truyền của hoạt động co giật trong não.

Liều dùng 

Cách dùng

Các viên nén có thể được nhai kĩ trước khi nuốt hoặc nuốt toàn bộ viên.

Dùng thuốc này bằng đường uống thường là 2 hoặc 3 lần một ngày, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc này không được khuyến cáo sử dụng một lần một ngày. Bạn có thể dùng kèm theo thức ăn nếu bạn bị đau dạ dày. Dùng thuốc này với một cốc nước đầy (240 ml), hoặc khi bác sĩ của bạn có hướng dẫn khác.

Sử dụng thuốc này thường xuyên để có được những lợi ích tốt nhất. Điều quan trọng là bạn giữ cho lượng thuốc trong cơ thể ở một mức độ ổn định liên tục. Hãy nhớ sử dụng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị của bạn.

Liều dùng

Người lớn và thiếu niên: Liều ban đầu là: 100-125mg/lần x 3 lần/ngày. Cần điều chỉnh liều theo khoảng cách 7-10 ngày. Liều duy trì: 300-400mg/ngày.

Trẻ em: Liều ban đầu là 5mg/kg/ngày, chia 2-3 lần. Ðiều chỉnh liều khi cần nhưng không được vượt 300mg/ngày. Liều duy trì: 4-8mg/kg/ngày, chia 2-3 lần.

Tác dụng phụ

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt, sưng hạch, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm.

  • Phát ban da, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ.

  • Đau vùng bụng phía trên, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, vàng da (vàng da hoặc mắt).

  • Đau ngực, nhịp tim bất thường, cảm thấy khó thở.

  • Nhầm lẫn, buồn nôn và ói mửa, sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không tiểu.

  • Ho, sốt mới xuất hiện hoặc trở xấu đi, khó thở.

  • Run rẩy (run không kiểm soát được), chuyển động cơ không ngừng nghỉ ở mắt, lưỡi, hàm, hoặc cổ.

  • Màu sắc da loang lổ, đốm đỏ, hay phát ban da hình bướm trên má và mũi (xấu đi dưới ánh sáng mặt trời).

  • Phản da ứng nặng – Sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng rát mắt, đau da, tiếp theo là một phát ban da đỏ hoặc màu tím lan (đặc biệt là ở mặt hoặc cơ thể phía trên) gây phồng rộp và bong tróc.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

Trước khi quyết định sử dụng một loại thuốc, lợi ích và nguy cơ của thuốc phải được cân nhắc. Đây là quyết định của bạn cùng bác sĩ. Đối với thuốc này, những điều sau đây cần được xem xét:

  • Dị ứng: Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác.  Nói với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn có bất kỳ biểu hiện khác của bệnh dị ứng, chẳng hạn như dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn thuốc hoặc thành phần thuốc một cách cẩn thận.

  • Trẻ em: Nghiên cứu thích hợp được thực hiện cho đến nay chưa chứng minh được các vấn đề của nhóm tuổi này hạn chế tác dụng của thuốc tiêm phenytoin ở trẻ em.

  • Người cao tuổi: Nghiên cứu thích hợp được thực hiện cho đến nay chưa chứng minh được các vấn đề của nhóm tuổi này hạn chế tác dụng của thuốc tiêm phenytoin ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh nhân cao tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh gan, thận, hoặc bệnh tim theo tuổi tác và có thể cần điều chỉnh liều lượng khi tiêm phenytoin.

Tương tác thuốc

Các loại thuốc có thể xảy ra tương tác:

Các thuốc chứa canxi (ví dụ, các thuốc kháng axit, các chất bổ sung canxi) và (đường ruột) sản phẩm cung cấp dinh dưỡng bằng ống có thể làm giảm sự hấp thu của phenytoin

Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để điều trị cho bạn: Amifampridine, Artemether, Atazanavir, Boceprevir, Daclatasvir, Delamanid, Delavirdine, Lurasidone, Maraviroc, Piperaquine, Praziquantel, Ranolazine, Rilpivirine, Telaprevir.

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc tần suất sử dụng một hoặc hai loại thuốc: Abiraterone acetate, Afatinib, Apazone, Apixaban, Apremilast, Aripiprazole, Axitinib, Beclamide, Bedaquiline, Bortezomib, Bosutinib, Bupropion, Cabazitaxel, Cabozantinib, Canagliflozin, Carbamazepine, Ceritinib, Clarithromycin, Clozapine...

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc: Acetaminophen, Acetazolamide, Acyclovir, Amiodarone, Amitriptyline, Amprenavir, Aprepitant, Atorvastatin, Betamethasone, Bexarotene, Bleomycin, Busulfan, Capecitabine, Carboplatin, Caspofungin, Chloramphenicol, Cimetidine...

    Thực phẩm, đồ uống  nào có thể xảy ra tương tác:

Một số loại thuốc không nên được sử dụng tại hoặc xung quanh thời điểm bữa ăn hoặc dùng một số loại thực phẩm vì các tương tác có thể xảy ra. Sử dụng rượu hay thuốc lá với một số loại thuốc cũng có thể gây ra phản ứng. Các tương tác sau đây đã được lựa chọn trên cơ sở tiềm năng và không nhất thiết phải bao gồm tất cả.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc:

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Các vấn đề về máu hoặc tủy xương (ví dụ như, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu)

  • Bệnh tiểu đường

  • Suy tim

  • Vấn đề về nhịp tim

  • Hạ huyết áp

  • Hạch (vấn đề hạch bạch huyết)

  • Rối loạn chuyển hóa porphirin (một vấn đề về enzyme) – Sử dụng thận trọng. Có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

  • Nghẽn tim (ví dụ, hội chứng Adams-Stokes, chẹn AV, hoặc chẹn xoang nhĩ)

  • Nhịp tim chậm – Không nên sử dụng ở những bệnh nhân mắc tình trạng này.

  • Hạ albumine máu (albumin máu thấp)

  • Bệnh thận

  • Bệnh gan: Sử dụng thận trọng. Các tác dụng của thuốc có thể tăng do cơ thể đào thải thuốc chậm hơn.

return to top