Spifuca

Thành phần:

Spironolacton 50mg

Công dụng:

Cổ trướng do xơ gan. Phù gan, phù thận, phù tim, cấp khi các thuốc chữa phù khác kém tác dụng, đặc biệt khi có nghi ngờ chứng tăng aldosteron. Tăng huyết áp, khi cách điều trị khác kém tác dụng hoặc không thích hợp, tăng aldosteron tiên phát, khi không thể phẫu thuật.

Liều lượng - Cách dùng

Người lớn: Lợi tiểu khi phù kháng trị do xơ gan, hội chứng thật hư, suy tim sung huyết, đặc biệt nghi ngờ có tăng aldosteron: Liều ban đầu là uống 1 - 4 viên/ngày, chia làm 2 - 4 lần, dùng ít nhất 5 ngày, liều duy trì là  2 - 8 viên/ngày, chia 2 - 4 lần.

Chống tăng huyềt áp: Liều ban đầu uống 1 - 2 viên/ngày, chia  2 - 4 lần, dùng ít nhất 2 tuần; liều duy trì điều chỉnh theo từng người bệnh.

Tăng aldosteron: 2 - 8 viên/ngày, chia 2 - 4 lần trước khi phẫu thuật. Liều thấp nhất có hiệu quả có thể duy trì trong thời gian dài đối với người bệnh không phẫu thuật.

Trẻ em: Lợi tiểu hoặc trị tăng huyết áp, cố trướng do xơ gan: liều ban đầu uống 1-3mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2-4 lần, liều được điều chỉnh sau 5 ngày.

Chống chỉ định:

Suy thận cấp, suy thận nặng, vô niệu, tăng kali huyết, mẫn cảm với spironlacton. phụ nữ có thai.

Tương tác thuốc:

Sử dụng đồng thời spironolacton với các chất ức chế enzym chuyển (ACE - 1) có thể dẫn tới "tăng kali huyết" nặng, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở người có suy thận. Tác dụng chống đông của coumarin, hay dẫn chất indandion hay heparin bị giảm khi dùng cùng với spironolacton, Các thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của spionolacton. sử dụng đồng thời lithi và spironolacton có thể dẫn đến ngộ độc lithi, do giảm độ thanh thải. Sử dụng đồng thời các thuốc có chứa kali vơi spionolacton làm tăng kali huyết. Nửa đời sinh học của digoxin và các glycosid tim có thể tăng khi dùng đồng thời với spironolacton.

Tác dụng phụ:

Thường gặp: Tòan thân: Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà. Nội tiết: Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối lọan kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh; Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.

Ít gặp: Da: Ban đỏ, ngọai ban, mày đay; Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm natri huyết; Thần kinh: Chuột rút/ co thắt cơ, dị cảm; Sinh dục tiết niệu: Tăng creatinin huyết thanh.

Hiếm gặp: Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu

Chú ý đề phòng:

Tình trạng có nguy cơ tăng kali huyết như khi suy giảm chức năng thận và hốp hợp với các thuốc lợi tiểu thông thường khác. Toan chuyển hóa do tăng clor máu có thể phục hồi (thường đi kèm với tăng kali huyết) có thể xảy ra trong xơ gan mất bù dù chức năng thân bình thường.

Các thuốc lợi tiểu nói chung chống chỉ định ở người mang thai, trừ khi bị bệnh tim.

return to top