✴️ Vitamin 3B - Dược phẩm Quảng Bình

Nội dung

THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG CỦA THUỐC

Mỗi viên nén bao phim chứa:

Vitamin B1 (Thiamin mononitrat)...................... 125mg.

Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid)........................ 125 mg.

Vitamin B12 (Cyanocobalamin)..................... 125 mcg.

Tá dược vừa đủ................. 1 viên nén bao phim.

(HPMC E15, Glucose, Tinh bét my, Malto dextrin, Avicel PH 102, Dau thau dau, Magnesi stearat,Aerosil, Talc, Titan dioxyd, PVA, PEG 6000, Ponceau 4R lake , Erythrosin lake, Green -S- lake).

 

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Viên nén bao phim.

 

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.

 

THUỐC DÙNG CHO BỆNH GÌ

Phòng ngừa và điều trị các bệnh do thiếu Vitamin thuộc nhóm B do nguyên nhân dinh dưỡng.

Điều trị giải độc do nghiện rượu.

Liều cao được sử dụng trong một số hội chứng đau do thấp khớp hoặc thần kinh.

 

NÊN DÙNG THUỐC NÀY NHƯ THẾ NÀO VÀ LIỆU LƯỢNG

Dàng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Uống thuốc không nhai, uống trước hoặc trong các bữa ăn.

Người lớn:

Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu hụt vitamin nhóm B do nguyên nhân dinh dưỡng: Uống 1 viên/ngày.

Điều trị giải độc do nghiện rượu và hội chứng đau do thấp khớp hoặc thần kinh:

Uống mỗi lần 1 viên, 2 - 3 lần/ngày.

Trẻ em: Dạng bào chế này không thích hợp để chia liều cho trẻ em.

Người cao tuổi: Dùng liêu như liều người lớn.

 

KHI NÀO KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC

Quá mẫn với một trong những thành phần của thuốc.

Tiền sử mẫn cảm với cobalamin, u ác tính do Vitamin B¡; làm tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ làm u tiến triển; Người bệnh cơ địa dị ứng (hen, eczema).

 

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC

Liên quan đến vitamin B1

Rất hiếm xảy ra và thường theo kiểu dị ứng.

Hiếm gặp, ADR< 1⁄1000

Toàn thân: Ra nhiều mồ hôi, sốc qúa mẫn.

Tuần hoàn: Tăng huyết áp cấp.

Da: ban da, ngứa, mề đay.

Hô hấp: khó thở.

Liên quan đến vitamin B6

Dùng pyridoxin trong thời gian dài với liều 200mg hoặc hơn hàng ngày có thể gây bệnh về thần kinh.

Thần kinh trung ương: Đau đầu, co giật, lơ mơ buôn ngủ.

Nội tiết và chuyên hoá: Nhiễm acid, acid folic giảm.

Tiêu hoá: Buồn nôn và nôn.

Gan: AST tăng.

Thần kinh- cơ: Dùng liều 200mg pyridoxin/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thê gây viêm dây thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững đến tê cóng bàn chân, tê cứng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể phục hồi khi ngưng thuốc, mặc dù còn để lại dị chứng.

Khác: Phản ứng dị ứng.

Liên quan đến vitamin B12

Các phản ứng dị ứng hiếm khi xảy ra khi dùng đường uống.

Hiếm gặp, ADR< 1/1000

Toàn thân: Phản ứng phản vệ, sốt, đau đầu, hoa mắt, co thắt phế quản, phù mạch miệng- hầu.

Ngoài da: Phản ứng dạng trứng cá, mề đay, ban đỏ, ngứa.

Tiêu hoá: Buồn nôn.

 

NÊN TRÁNH DÙNG NHỮNG THUỐC VÀ THỰC PHẨM GÌ KHI ĐANG SỬ DỤNG THUỐC NÀY

Hấp thu vitamin B12 từ đường tiêu hoá có thé bị giảm khi dùng cùng neomycin, acid aminosalicylic, các thuốc kháng thụ thể histamine H2 và colchicine, tránh thai đường uống.

Cloramphenicol dùng ngoài đường tiêu hoá có thể làm giảm tác dụng của vitamin B12 trong bệnh thiếu máu.

Tác dụng điều trị của vitamin B12 có thể bị giảm khi dùng đồng thời với omeprazol. Omeprazol làm giảm acid dịch vị, nên làm giảm hấp thu vitamin B12.

Vitamin B6, làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson; điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa- carbidopa hoặc levodopa -benserazid.

Dùng liều 200mg vitamin B6/ngày có thể gây giảm 40 - 50% nồng độ phenytoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh. Một số thuốc có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxine như hydralazin, Isoniazid, penicilamin và thuốc tránh thai đường uống. Pyridoxine có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.

Vitamin B1 có thể tăng tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ.

 

CẦN LÀM GÌ KHI MỘT LẦN QUÊN THUỐC

Nếu bệnh nhân quên dùng thuốc, phải dùng thuốc lại ngay khi nhớ ra. Nếu nhớra khi gần lần dùng thuốc tiếp theo thì bỏ qua và tuân thủ lịch dùng thuốc thông thường. Không tăng liều dùng gấp đôi.

 

CẦN BẢO QUẢN THUỐC NÀY NHƯ THẾ NÀO

Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30ºC.

 

NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG KHI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU

Triệu chứng quá liều vitamin B1 hiếm khi xảy ra, tuy nhiên có thể gây ra thừa vitamin B1 như ngộ độc, chóng mặt, khó thở, dị ứng da.

Dùng liều cao vitamin B6, (như 2g/ngày hoặc hơn) và kéo dài (trên 30 ngày) có thé gây các hội chứng về thần kinh cảm giác, mắt điều phối. Hội chứng thần kinh cảm giác có thé do tôn thương giải phẫu của noron hạch trên dây thần kinh tuỷ sống lưng. Biểu hiện ở mất ý thức về vị trí và run các đầu chỉ, mất phối hợp động tác giác quan dần dần. Xúc giác, phân biệt nóng lạnh và đau ít bị hơn. Không có yếu cơ.

Quá liều vitamin B12; có thể gây ra triệu chứng thở khò khè, nổi mề đay, mân ngứa, phù mặt, đau tức ngực, loạn nhịp tim.

 

CẦN LÀM GÌ KHI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU KHUYẾN CÁO

Quá liều Vitamin B1: Sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Quá liều Vitamin B6: Ngừng dùng vitamin B6 sau khi ngừng dùng vitamin Ba, loạn chức năng thần kinh dần dần cải thiện và theo dõi lâu dài thấy phục hồi tốt, có thể ngừng thuốc kéo dài 6 tháng đề hệ thần kinh trở lại bình thường.

Quá liều Vitamin B12: Sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC NÀY

Dùng vitamin B6 với liều 200 mg hàng ngày trong một thời gian dài có xuất hiện các biểu hiện độc tính than kinh; Nếu dùng liều 200 mg hoặc hơn mỗi ngày kéo dài quá 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxine và hội chứng cai thuốc.

Trong thành phần ta duge cé glucose và lactose nên cần thận trọng trên bệnh nhân bị rối loạn hấp thu glucose-galactose hiếm gặp, thiếu hụt lactase Lapp.

Tá dược ethanol gây hại cho những người bị chứng nghiện rượu. Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai – cho con bú, trẻ em và nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh gan hoặc bệnh động kinh.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Dùng liều bình thường, không có nguy cơ nào được biết đối với người mang thai và thai nhỉ. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao, sẽ gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh.

Sử dụng chế phẩmởliều bình thường không gây ra bất cứ tác hại nào cho người mẹ và trẻ bú sữa mẹ.

Đối với người lái xe và vận hành máy móc

Cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây khó thở, buồn ngủ, hoa mắt, đau đầu, co giật, buồn nôn, nôn.

 

KHI NÀO CẦN THAM VẤN BÁC SỸ, DƯỢC SĨ

Khi có những biểu hiện của tác dụng không muốn hay cần biết thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top