✴️ Sa sút trí tuệ và những yếu tố nguy cơ

Nội dung

Những nghiên cứu về sa sút trí tuệ ở người

Một nghiên cứu mới trong thời gian dài cho thấy béo phì tuổi trung niên làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ ở phụ nữ. Tuy nhiên, vấn đề dư thừa calo và không hoạt động thể chất thì không hẳn.

Tiến sĩ Sarah Floud, Khoa Sức khỏe Dân số Nuffield tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh, là tác giả chính của nghiên cứu.

Như Floud và các đồng nghiệp đã phân tích trong bài báo, một số nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể thấp (BMI) và vấn đề bệnh lý sa sút trí tuệ.

Các nghiên cứu khác kéo dài một thập kỷ liên quan giữa chế độ ăn uống kém và việc thiếu tập thể dục với tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên có thể là kết quả của “sự đảo ngược nhân quả”, có nghĩa là chúng có thể là hậu quả, chứ không phải là nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ. Vấn đề này có thể là bởi vì chứng sa sút trí tuệ thường ảnh hưởng đến nhận thức trong thập kỷ trước khi người đó chính thức được chẩn đoán xác định.
Trong giai đoạn tiền lâm sàng này, tình trạng có thể diễn biến từ từ nhưng dần ảnh hưởng đến hành vi, làm suy yếu hoạt động thể chất và tinh thần, gây kém ăn và sụt cân.

Hơn nữa, một số phân tích tổng hợp gần đây đã chỉ ra rằng mặc dù trong một giai đoạn ngắn, chỉ số BMI thấp có thể liên quan đến chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên xét trong thời gian dài, béo phì có liên quan mạnh hơn với chứng sa sút trí tuệ.

Trong cả 2 cách, các nghiên cứu tiền cứu trong thời gian dài là cần thiết để hiểu rõ vấn đề về mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và nguy cơ sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu giữa chế độ ăn uống, không hoạt động thể chất, chỉ số khối cơ thể (BMI) và mất trí nhớ

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 1.136.846 phụ nữ ở Hoa Kỳ. Độ tuổi trung bình 56 tuổi và không bị sa sút trí tuệ khi bắt đầu nghiên cứu, giữa năm 1996 và 2001.

Những người phụ nữ cung cấp thông tin về chiều cao, cân nặng, lượng calo nhập vào hằng ngày, hoạt động thể chất của họ và các nhà nghiên cứu đã theo dõi lâm sàng cho đến năm 2017 thông qua hồ sơ của Sở Y tế Quốc gia. Những hồ sơ này cũng ghi nhận bất kỳ tình trạng nhập viện nào liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ.

Trong nghiên cứu của họ, các nhà khoa học coi chỉ số BMI 20- 24,9 là "giới hạn bình thường", 25-29.9 là thừa cân và >30 là béo phì. Họ xếp những phụ nữ tập thể dục ít hơn một lần một tuần là nhóm “không hoạt động” và những người tập thể dục tối thiểu một lần mỗi tuần là nhóm “hoạt động”.

Sử dụng mô hình hồi quy Cox, nhóm nghiên cứu đã tính toán mối liên hệ giữa BMI và tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ trong giai đoạn theo dõi, hiệu chỉnh các yếu tố về tuổi, chiều cao, giáo dục, hút thuốc, uống rượu, sử dụng hormone mãn kinh, khu dân cư sinh sống và hoàn cảnh kinh tế.

     béo phì làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Béo phì ở độ tuổi trung niên có 21% nguy cơ cao hơn.

Trong thời gian nghiên cứu, 89% những người tham gia không có vấn đề về sút trí tuệ trong hồ sơ sức khỏe. Tại thời điểm 15 năm sau nghiên cứu, 18.695 phụ nữ đã được chẩn đoán sa sút trí tuệ.

Phụ nữ bị béo phì khi bắt đầu nghiên cứu có khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 21% so với những phụ nữ có chỉ số BMI "chuẩn".

Cụ thể hơn, 2,2% phụ nữ mắc bệnh béo phì tiếp tục tiển triển chứng sa sút trí tuệ trong thời gian dài về sau, so với 1,7% những người có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường.

Mặc dù các phát hiện cho thấy rằng lượng calo nhập thấp và thiếu hoạt động thể chất có liên quan đến nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn trong thập kỷ đầu của nghiên cứu, những mối liên hệ này dần dần giảm ở giai đoạn sau.

Floud nhận xét về những phát hiện, nói rằng, "Một số nghiên cứu trước đây cho thấy chế độ ăn uống kém hoặc thiếu tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ”

"Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các yếu tố này không liên quan đến nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ dài hạn. [...] Các mối liên hệ ngắn hạn giữa chứng sa sút trí tuệ, không hoạt động thể chất và lượng calo nhập thấp có thể là kết quả của những triệu chứng sớm nhất ở căn bệnh này, trước khi các triệu chứng rõ rệt bắt đầu xuất hiện ", cô nhấn mạnh.       

"Mặt khác, béo phì ở tuổi trung niên có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ từ 15 năm trở lên. Béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch máu não. Bệnh mạch máu não góp phần gây ra chứng sa sút trí tuệ về sau " Tiến sĩ Sarah Floud nói.

Nghiên cứu bị giới hạn bởi yếu tố giới tính: cụ thể là nữ giới, điều đó có nghĩa là những phát hiện có thể không áp dụng cho nam giới.

 

Xem thêm: Thuốc điều trị sa sút trí tuệ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top