Chiến lược hồi sức dịch trên bệnh nhân viêm tụy cấp

Nội dung

Hiện nay vấn đề quá tải dịch ngày càng được chú ý. Trong viêm tụy cấp, các hướng dẫn trước đây là bù dịch nhiều – tích cực sớm, tuy nhiên bằng chứng về hiệu quả và sự an toàn của hướng dẫn này còn hạn chế.

Các tác giả Madaria và cộng sự vừa công bố nghiên cứu WATERFAL, nghiên cứu RCT đa trung tâm được đăng trên tạp chí nejm để so sánh việc truyền dịch tích cực hay truyền dịch lượng trung bình trên BN viêm tụy cấp. Kết quả, đối với bệnh nhân viêm tụy cấp, việc truyền dịch lượng nhiều tích cực sớm không cải thiện tỉ lệ tử vong mà còn tăng tỉ lệ biến chứng quá tải dịch (20.5% so với 6.3%)

Chiến lược hồi sức dịch sau đây được rút ra từ kết quả nghiên cứu (xem hình)

THÔNG TIN THÊM VỀ NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu RCT đa trung tâm ở Ấn Độ, Ý, Mexico, Tây Ban Nha.

Đối tượng nghiên cứu: BN >= 18 tuổi có viêm tụy cấp được nhập viện =< 24 giờ sau khởi phát.

- Các bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu: Bệnh nhân ban đầu đã có sốc, suy hô hấp, các bệnh nhân có tiền sử viêm tụy mạn, suy thận mạn, xơ gan mất bù.

Tiêu chuẩn quá tải dịch trong nghiên cứu:

***Tiêu chuẩn 1: Bằng chứng hình ảnh học (có ít nhất một)

A.Siêu âm bằng chứng của quá tải dịch

B.Xquang bằng chứng của phù phổi

C.Bằng chứng dựa trên các phương pháp thăm dò huyết động: PCWP > 18mmHg, CI < 2.2 L/ph/m2

***Tiêu chuẩn 2: Triệu chứng cơ năng của suy tim cấp (khó thở)

***Tiêu chuẩn 3: Triệu chứng thực thể của suy tim cấp (phù ngoại biên, tiếng ran ở phổi, gan to – tĩnh mạch cổ nổi…)

***Nghi ngờ có quá tải dịch: 1/3 tiêu chuẩn

***Có quá tải dịch: >= 2/3 tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn GIẢM THỂ TÍCH trong nghiên cứu:

Có 1 trong các tiêu chuẩn sau:

A.Creatinine nền > 1.1mg/dl hoặc BUN > 20mg/dl (lưu ý là từ đầu đã loại các BN suy thận mạn)

B.Hct > 44%

C.Tăng Creatinin và/hoặc BUN so với giá trị trước đó

D.Thể tích nước tiểu < 0.75 ml/kg/h

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO: de-Madaria E, Buxbaum JL, Maisonneuve P, et al. Aggressive or Moderate Fluid Resuscitation in Acute Pancreatitis. New England Journal of Medicine. 2022;387(11):989-1000.

 

return to top