✴️ Những nghiên cứu ban đầu về vai trò của selen đối với cơ thể

Trong cơ thể, selen có trong mô người, chủ yếu là trong cơ xương. Nguồn thực phẩm cung cấp selen rất đa dạng. Lượng selen trong thực phẩm thường phụ thuộc vào nồng độ selen trong đất và nước nơi nông dân trồng hoặc chăn nuôi thực phẩm.

Các lợi ích sức khỏe mà selen có thể mang lại

Selen có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, các vấn đề về tuyến giáp, suy giảm nhận thức, ung thư và một số bệnh khác.

Bệnh tim mạch: Theo các chuyên gia, selenoprotein có thể bảo vệ chống lại bệnh tim mạch do chúng ngăn chặn sự biến đổi oxy hóa của lipid hoặc chất béo trong cơ thể. Từ đó làm giảm viêm và ngăn ngừa sự tích tụ của các tiểu cầu.

Tuy nhiên, các bằng chứng lâm sàng không ủng hộ việc sử dụng các chất bổ sung selen cho mục đích này.

Suy giảm nhận thức: Hoạt động chống oxy hóa của selen có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức hoặc các tình trạng rối loạn tâm thần ở người lớn tuổi. Hiện bằng chứng từ các nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất và chất bổ sung selen vẫn được nhiều bác sĩ cân nhắc sử dụng cho những người có nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer’s.

Rối loạn tuyến giáp: Selen có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và chuyển hóa hormone tuyến giáp.

Có một số bằng chứng cho thấy phụ nữ có lượng selen cao hơn có ít vấn đề về tuyến giáp hơn, nhưng điều này chưa được chứng minh đối với nam giới và các nghiên cứu khác đã đưa ra các kết quả khác nhau.

Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để chứng minh xem liệu chất bổ sung selen có thể hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp hay không.

Ung thư: Vai trò của selen trong việc sửa chữa DNA lỗi và các chức năng khác có thể có nghĩa là có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã đưa ra các kết quả khác nhau.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kết luận vào năm 2003:

"Một số bằng chứng khoa học cho thấy rằng bổ sung selen có thể làm giảm nguy cơ mắc một số dạng ung thư."

Các nghiên cứu đã gợi ý rằng selen cũng có thể hữu ích trong việc:

  • Ngăn ngừa HIV tiến triển thành AIDS
  • Giảm nguy cơ
  • Bảo vệ khỏi bệnh hen suyễn

Một số nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá mức selen của phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khả năng mắc hen suyễn của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên selen rõ ràng là nguyên tố đóng vai trò trong nhiều khía cạnh của sức khỏe con người, do đó chưa thể khẳng định rằng chất bổ sung có thể mang lại lợi ích rõ ràng trong việc ngăn ngừa những tình trạng này.

Lượng khuyến nghị

Giá trị hàng ngày được khuyến nghị đối với selen là 55 microgam mỗi ngày đối với người lớn.

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ nên bổ sung khoảng 60 mcg và phụ nữ cho con bú là 70 mcg mỗi ngày.

Hiện nay, thiếu hụt selen là rất ít và chỉ xuất hiện ở những vùng có hàm lượng selen thấp nghiêm trọng trong đất. Nhiều thống kê cho thấy, một số vùng ở Trung Quốc có hàm lượng selen trong đất thấp, nhưng sự thiếu hụt này đã được cải thiện thông qua các chương trình bổ sung.

Có rất nhiều sản phẩm bổ sung selen trên thị trường, nhưng tốt nhất nên bổ sung các loại vitamin hoặc khoáng chất qua các loại thực phẩm tươi sống hằng ngày.

Cần lưu ý rằng, không phải chỉ riêng từng loại vitamin hoặc khoáng chất riêng biệt làm cho một số loại thực phẩm trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta, mà là cách các chất dinh dưỡng kết hợp với nhau trong chế độ ăn đó.

Việc chỉ bổ sung đơn lẻ một hoặc một vài các chất dinh dưỡng cụ thể ở dạng bổ sung có thể sẽ không mang lại lợi ích sức khỏe giống như việc bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Do đó, nhu cầu hàng ngày của bất kỳ chất dinh dưỡng nào trước tiên phải đến từ thực phẩm.

Nguồn thực phẩm

Selen có nhiều khả năng được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ động vật, hơn là trái cây và rau tươi. Một số thực phẩm khác cũng là nguồn cung cấp  Selen tốt như:

  • Cá ngừ:
  • Gạo lứt nấu chín:
  • Trứng:
  • Bánh mì trắng:

Lượng selen trong ngũ cốc và thực phẩm làm từ ngũ cốc phụ thuộc vào hàm lượng đất nơi các loại ngũ cốc sinh trưởng.

Nguy cơ đối với sức khỏe có thể xảy ra

Giới hạn trên mỗi ngày đối với selen là 400 mcg đối với người lớn. Độc tính của selen do dùng quá liều là rất hiếm, đặc biệt là từ các nguồn thực phẩm, nhưng quá liều các chất bổ sung có nồng độ cao có thể có tác động tiêu cực.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi quá liều bao gồm:

  • Hơi thở có mùi giống mùi tỏi và vị kim loại trong miệng
  • Móng tay dễ gãy
  • Sâu răng, đổi màu răng
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn
  • Bất thường thần kinh
  • Mệt mỏi
  • Da bị tổn thương và phát ban
  • Rụng tóc

Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến suy thận, suy tim và tử vong.

Chất bổ sung selen cũng có thể tương tác với một số loại thuốc như cisplatin - một loại thuốc hóa trị. Việc sử dụng loại thuốc này có thể làm giảm lượng selen trong cơ thể.

Có nên sử dụng chất bổ sung selen không?

Hướng dẫn Chế độ ăn uống 2015-2020 cho người Mỹ khuyến khích mọi người nên bổ sung selen từ thực phẩm hằng ngày hơn là thực phẩm bổ sung. Việc có một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh là chìa khóa để có một sức khỏe tốt.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top