CA LÂM SÀNG VIÊM RUỘT, VIÊM BÀNG QUANG DO LUPUS

Nội dung

Tác giả: Ths. BS Nguyễn Thị Nhã Đoan, BS CK1 Nguyễn Thị Kim Hường,

TS. BS Lê Huy Lưu

TÓM TẮT

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có thể biểu hiện tại đường tiêu hóa, một số trường hợp là biểu hiện ban đầu của bệnh chiếm đến 42% trong những khảo sát. Những biểu hiện này có thể là dấu chứng của bệnh đang hoạt động như tình trạng viêm mạch máu hoặc là tác dụng phụ của thuốc dùng điều trị. Chúng tôi trình bày ca lâm sàng nhập viện với tình trạng đau bụng, chướng bụng dần trong 1 tuần, tiêu khó kèm theo tiểu khó và tiểu lắt nhắt. Bệnh khởi phát từ 5 tháng trước từ sau mổ ruột thừa, bệnh nhân thấy thường tiêu lỏng, đau bụng âm ỉ kèm buồn nôn, nôn và sụt cân 16 kg. Các xét nghiệm hình ảnh ghi nhận hiện tượng viêm dày thành ruột rải rác từ dạ dày đến đại tràng, dầy thành bàng quang gây ứ nước 2 thận và dãn niệu quản. Các xét nghiệm tầm soát bệnh tự miễn phù hợp với SLE theo EULAR/ACR 2019 với mức độ nặng SLEIDAI đạt 18 điểm. Biểu hiện đồng thời tại ruột và bàng quang của SLE cũng đã được ghi nhận trong y văn vì thành ruột và thành bàng quang thường có nhiều mạch máu nơi có các phức hợp miễn dịch có thể lắng đọng gây ra tình trạng viêm mạch máu. Điều trị với Corticoides đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng tại ruột, bàng quang và những biểu hiện tại các cơ quan khác. Do vậy cần lưu ý đến những căn nguyên bệnh tự miễn hay viêm mạch máu trong những trường hợp có viêm dày thành ruột lan tỏa kèm với viêm bàng quang.

KẾT LUẬN

Tiếp cận chẩn đoán viêm ruột tiến triển đến liệt ruột luôn là thách thức đối với các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa. Các căn nguyên nhiễm trùng, thiếu máu cục bộ, dị ứng và viêm mạch máu do bệnh tự miễn luôn được đặt ra để tầm soát. Tổn thương ruột do Lupus bao gồm bệnh lý ruột mất protein, giả tắc ruột và viêm mạch máu mạc treo do lupus. Các trường hợp viêm ruột nặng với biểu hiện lâm sàng đa dạng từ đau bụng và buồn nôn đến giảm nhu động ruột, báng bụng và viêm phúc mạc. Tuy nhiên viêm ruột do Lupus thường đáp ứng tốt với Corticoides. Viêm bàng quang dẫn đến dầy thành bàng quang và dãn niệu quản, ứ nước hai thận cũng là một biểu hiện của Lupus. Tuy cả hai triệu chứng ruột và bàng quang không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như đánh giá độ nặng SLEIDAI nhưng thường cả hai biểu hiện này gặp trong những trường hợp nặng. Việc chẩn đoán sớm và điều trị nguyên nhân sẽ hạn chế những biến chứng nhiễm trùng và bất thường nước và điện giải hậu quả do tình trạng liệt ruột và viêm bàng quang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.        Aringer M, Costenbader K, Daikh D, et al. 2019 European League Against Rheumatism/American College of Rheumatology Classification Criteria for Systemic Lupus Erythematosus. Arthritis & rheumatology (Hoboken, NJ). Sep 2019;71(9):1400-1412. doi:10.1002/art.40930

2.        Fawzy M, Edrees A, Okasha H, El Ashmaui A, Ragab G. Gastrointestinal manifestations in systemic lupus erythematosus. Lupus. Nov 2016;25(13):1456-1462. doi:10.1177/0961203316642308

3.        Brewer BN, Kamen DL. Gastrointestinal and Hepatic Disease in Systemic Lupus Erythematosus. Rheumatic diseases clinics of North America. Feb 2018;44(1):165-175. doi:10.1016/j.rdc.2017.09.011

4.        Isenberg DA, Rahman A, Allen E, et al. BILAG 2004. Development and initial validation of an updated version of the British Isles Lupus Assessment Group's disease activity index for patients with systemic lupus erythematosus. Rheumatology (Oxford, England). Jul 2005;44(7):902-6. doi:10.1093/rheumatology/keh624

5.        Janssens P, Arnaud L, Galicier L, et al. Lupus enteritis: from clinical findings to therapeutic management. Orphanet journal of rare diseases. May 3 2013;8:67. doi:10.1186/1750-1172-8-67

6.        Wang G, Zhuo N, Tian F, Li J, Wen Z. Two complications in patients with systemic lupus erythematosus: lupus cystitis and lupus enteritis. Archives of medical science : AMS. 2022;18(3):822-824. doi:10.5114/aoms/146547

7.        Potera J, Palomera Tejeda E, Arora S, Manadan AM. Lupus Enteritis: An Uncommon Presentation of Lupus Flare. Cureus. Sep 2021;13(9):e18030. doi:10.7759/cureus.18030

8.        Jick SS, Lieberman ES, Rahman MU, Choi HK. Glucocorticoid use, other associated factors, and the risk of tuberculosis. Arthritis and rheumatism. Feb 15 2006;55(1):19-26. doi:10.1002/art.21705

9.        Organization WH. WHO Guidelines Approved by the Guidelines Review Committee. Latent tuberculosis infection: updated and consolidated guidelines for programmatic management. World Health Organization© World Health Organization 2018.; 2018.

10.     La Rosée P, Horne A, Hines M, et al. Recommendations for the management of hemophagocytic lymphohistiocytosis in adults. Blood. Jun 6 2019;133(23):2465-2477. doi:10.1182/blood.2018894618

return to top