ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐIỀU TRỊ CỦA VIỆC ÁP DỤNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG COLISTIN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Tác giả: Trương Viết Việt*, Nguyễn Thu Thảo**, Võ Thị Hà**, ***

* Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

*** Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

TÓM TẮT

Mở đầu: Colistin là kháng sinh hàng cuối dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm đa kháng. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã ban hành hướng dẫn sử dụng colistin nhằm hướng dẫn cách dùng thuốc theo tình huống lâm sàng cụ thể, theo diễn tiến của bệnh nhằm đảm bảo tính liên tục và thống nhất trong suốt quá trình điều trị.

Mục tiêu: Mang lại góc nhìn tổng thể về những tác động điều trị cũng như xem xét hoàn thiện hơn hướng dẫn sử dụng colistin.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ bệnh án có sử dụng colistin của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong giai đoạn 1 từ 02/2020 đến 08/2020 khi chưa có hướng dẫn sử dụng colistin và tiến cứu hồ sơ bệnh án ở giai đoạn 2 từ 10/2020 đến 4/2021 sau khi ban hành hướng dẫn sử dụng colistin

Kết quả: Có 65 hồ sơ bệnh án ở giai đoạn 1 và có 52 hồ sơ bệnh án trong giai đoạn 2 được chọn vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 67± 15,8 tuổi, khoa chỉ định colistin chủ yếu là HSTC – CĐ, tác nhân gây bệnh chủ yếu là Acinetobacter baumannii, vị trí nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn hô hấp. Nhìn chung không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giai đoạn. Khởi động colistin theo kháng sinh đồ tăng 17,3%, tăng tỉ lệ sử dụng liều nạp lên 24,2%, tăng tỉ lệ tuân thủ liều nạp lên 38,5%, tăng liều duy trì colistin từ 6 (4-6) lên 6 (6 – 8, tăng 14,3% tỉ lệ tuân thủ và giảm 20,8% tỉ lệ sử dụng liều thấp hơn hướng dẫn. Tỉ lệ xuất hiện độc tính thận trung bình là 32,7%, trong đó mức độ nguy cơ có tỉ lệ cao nhất (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm độc tính thận ở hai giai đoạn.

Kết luận: Nhìn chung không có nhiều khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm độc tính thận trên bệnh nhân sử dụng colistin. Tuy nhiên, hướng dẫn sử dụng colistin ban hành đã mang lại những thay đổi tích cực trong việc sử dụng colistin, trong đó có cải thiện về chỉ định theo đích vi khuẩn, về liều nạp, liều duy trì và mức độ tuân thủ khi sử dụng colistin.

KẾT LUẬN         

Sau khi áp dụng hướng dẫn sử dụng colistin tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm độc tính thận trên bệnh nhân được chỉ định colistin so với trước khi áp dụng hướng dẫn cũng như thực hiện theo quy trình sử dụng colistin tại bệnh viện.

Hướng dẫn sử dụng colistin ban hành đã mang lại những thay đổi tích cực trong việc sử dụng colistin, trong đó có cải thiện về chỉ định theo đích vi khuẩn, về liều nạp, liều duy trì và mức độ tuân thủ khi sử dụng colistin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Min, K. L., et al. (2018), "Risk factors of colistin safety according to administration routes: Intravenous and aerosolized colistin", PLoS One. 13(11), p. e0207588.
  2. Ozel, A. S., Ergonul, O., and Korten, V. (2019), "Colistin nephrotoxicity in critically ill patients after implementation of a new dosing strategy", J Infect Dev Ctries. 13(10), pp. 877-885.
  3. Li, J., et al. (2006), "Colistin: the re-emerging antibiotic for multidrug-resistant Gram-negative bacterial infections", Lancet Infect Dis. 6(9), pp. 589-601.
  4. Nguyễn Hương Trà (2019), "Khảo sát việc sử dụng kháng sinh colistin tại bệnh viện nhân dân 115", Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Y Dược TPHCM.
  5. Dương Thanh Hải (2016), "Nghiên cứu độc tính thận trên bệnh nhân sử dụng colistin tại khoa Hồi Sức Tích Cực bệnh viện Bạch Mai", Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
  6. Eljaaly, K., et al. (2021), "Colistin Nephrotoxicity: Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials", Open Forum Infect Dis. 8(2), p. ofab026.
  7. Vazin, A., et al. (2017), "Evaluating Adherence of Health-Care Team to Standard Guideline of Colistin Use at Intensive Care Units of a Referral Hospital in Shiraz, Southwest of Iran", Adv Pharm Bull. 7(3), pp. 391-397.
  8. Binh, N. G., et al. (2015), "The efficacy and nephrotoxicity associated with colistin use in an intensive care unit in Vietnam: Use of colistin in a population of lower body weight", Int J Infect Dis. 35, pp. 18-23.
  9. Chang, Y., et al. (2021), "The Distribution of Multidrug-resistant Microorganisms and Treatment Status of Hospital-acquired Pneumonia/Ventilator-associated Pneumonia in Adult Intensive Care Units: a Prospective Cohort Observational Study", J Korean Med Sci. 36(41), p. e251.
  10. Bộ Y tế (2015), "Quyết định số 708/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”".
  11. Zusman, O., et al. (2013), "Systematic review and meta-analysis of in vitro synergy of polymyxins and carbapenems", Antimicrob Agents Chemother. 57(10), pp. 5104-11.
  12. Boisson, M., et al. (2014), "Comparison of intrapulmonary and systemic pharmacokinetics of colistin methanesulfonate (CMS) and colistin after aerosol delivery and intravenous administration of CMS in critically ill patients", Antimicrob Agents Chemother. 58(12), pp. 7331-9.
  13. Almangour, T. A., et al. (2021), "Aerosolized plus intravenous colistin vs intravenous colistin alone for the treatment of nosocomial pneumonia due to multidrug-resistant Gram-negative bacteria: A retrospective cohort study", Int J Infect Dis. 108, pp. 406-412.
  14. Tsuji, B. T., et al. (2019), "International Consensus Guidelines for the Optimal Use of the Polymyxins: Endorsed by the American College of Clinical Pharmacy (ACCP), European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID), Infectious Diseases Society of America (IDSA), International Society for Anti-infective Pharmacology (ISAP), Society of Critical Care Medicine (SCCM), and Society of Infectious Diseases Pharmacists (SIDP)", Pharmacotherapy. 39(1), pp. 10-39.
  15. Nation, R. L., et al. (2017), "Dosing guidance for intravenous colistin in critically-ill patients", Clin Infect Dis. 64(5), pp. 565-571.
  16. Mehta, R. L., et al. (2007), "Acute Kidney Injury Network: report of an initiative to improve outcomes in acute kidney injury", Crit Care. 11(2), p. R31.
  17. Ni, M., et al. (2021), "Pharmacokinetics of colistin in cerebrospinal fluid after intraventricular administration alone in intracranial infections", Int J Antimicrob Agents. 57(3), p. 106281.
  18. Majavie, L., Johnston, D., and Messina, A. (2021), "A retrospective review of colistin utilisation at a tertiary care academic hospital in South Africa", S Afr J Infect Dis. 36(1), p. 205.
  19. Moolla, M. S., et al. (2021), "Opportunities to enhance antibiotic stewardship: colistin use and outcomes in a low-resource setting", JAC Antimicrob Resist. 3(4), p. dlab169.
  20. Elefritz, J. L., et al. (2017), "Efficacy and Safety of a Colistin Loading Dose, High-Dose Maintenance Regimen in Critically Ill Patients With Multidrug-Resistant Gram-Negative Pneumonia", J Intensive Care Med. 32(8), pp. 487-493.
  21. Garonzik, S. M., et al. (2011), "Population pharmacokinetics of colistin methanesulfonate and formed colistin in critically ill patients from a multicenter study provide dosing suggestions for various categories of patients", Antimicrob Agents Chemother. 55(7), pp. 3284-94.
  22. Dalfino, L., et al. (2012), "High-dose, extended-interval colistin administration in critically ill patients: is this the right dosing strategy? A preliminary study", Clin Infect Dis. 54(12), pp. 1720-6.
  23. Lee, Y. J., et al. (2015), "Association between colistin dose and development of nephrotoxicity", Crit Care Med. 43(6), pp. 1187-93.
  24. Davido, B., et al. (2017), "Reinforcement of an antimicrobial stewardship task force aims at a better use of antibiotics of last resort: the COLITIFOS study", Int J Antimicrob Agents. 50(2), pp. 142-147.
return to top