HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BẰNG LIDOCAIN+FENTANYL ĐỂ GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY TRONG PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH CHI TRÊNTẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

Montreal (2011) khẳng định điều trị đau trong và sau phẫu thuật được coi là Quyền con người. Vì thế việc chống đau ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết và bắt buộc cho tất cả mọi bệnh nhân (BN). Trong phẫu thuật chỉnh hình chi trên có thể chọn vô cảm gây tê tại chổ, gây mê hay gây tê tùng thần kinh, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, tùy vị trí và tính chất phẫu thuật mà lựa chọn kỹ thuật phù hợp. Gây tê đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) là một kỹ thuật gây tê vùng thực hiện bằng cách đưa thuốc tê vào khu vực ĐRTKCT để làm mất cảm giác đau ở vùng đám rối chi phối. Ngày nay, vô cảm vùng trong phẫu thuật đã và đang được nghiên cứu mạnh mẽ, cải tiến và sử dụng kỹ thuật này một cách khá triệt để bởi tính an toàn, hiệu quả và đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp gây mê toàn thân. Vô cảm này ít làm thay đổi chức năng sinh lý của người bệnh nhất do giảm biến động về nội tiết, chuyển hóa; không ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch; giảm đau, giảm phản xạ tự động, không ảnh hưởng hô hấp, không gây liệt ruột, hạn chế tối đa các biến chứng nội khoa khác đặc biệt là viêm phổi hít, các tai biến-biến chứng do quá trình gây mê phải dùng rất nhiều thuốc. Tỉ lệ sốc phản vệ do thuốc trong gây mê khoảng 1/10.000-1/20.000 trong đó do thuốc ngủ 7,4%; thuốc giãn cơ 62%; nhựa 16,5%; chất thay thế huyết tương 3,6%; Morphin 1,9%...đặc biệt hiếm thấy phản ứng phản vệ do thuốc tê gây ra. Một nghiên cứu ngẫu nhiên đa phân tích cho thấy gây tê vùng theo trục thần kinh có thể làm giảm tỉ lệ tử vong gần 30% đặc biệt nhóm BN chấn thương chỉnh hình, giảm đáng kể các biến chứng có liên quan đến phổi, tim mạch và đông máu khi phẫu thuật có nguy cơ cao, mổ cấp cứu, đa chấn thương cần mổ nhiều lần . Khắc phục được một số nhược điểm, tai biến, biến chứng của gây mê toàn thân. Ngoài ra, gây tê vùng làm cải thiện mức độ thỏa mãn của bệnh nhân, phục hồi chức năng cơ thể nhanh hơn gây mê, tăng chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe, tiện theo dõi và chăm sóc, chi phí thấp, nên được lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

           Phương pháp gây tê ĐRTKCT đường liên cơ thang cổ điển (1970, Winnie) với 30-40ml thuốc tê tiêm vào trong rãnh liên cơ thang ở ngang mức sụn nhẫn đã được áp dụng trong và ngoài nước từ lâu cho loại phẫu thuật xương đòn, vùng vai đến 1/3 trên cánh tay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã chỉ ra một số bất lợi như tiêm thuốc nhầm vào thần kinh hoành (40-60%), thần kinh quặt ngược thanh quản gây khàn giọng, Hội chứng Horner (70-90%), tiêm nhầm hay chọc thủng màng cứng vùng cổ … Gây tê đường thượng đòn có thể chọc thủng màng phổi, tê thần kinh thanh quản; gây tê đường nách có thể gây hematome. Chính vì thế mà các kỹ thuật gây tê vùng luôn được quan tâm, cải tiến để hạn chế tai biến cho người bệnh. Nhiều báo cáo đã chọn thuốc tê Lidocain, Bupivacain, Ropivacain, Levobupivacain với thể tích từ 20-40ml kết hợp với Adrenalin 1/200.000 nhưng thời gian tiềm phục khá dài mới ức chế cảm giác và vận động để có hiệu quả giảm đau. Mặc khác, khi gây tê giảm đau qua catheter ngoài màng cứng người ta vẫn thường phối hợp thuốc tê với Morphin hay Fentanyl liều thấp để duy trì giảm đau rất hiệu quả mà chưa thấy áp dụng trong gây tê ĐRTKCT.

KẾT LUẬN

  Cải tiến kỹ thuật trong gây tê ĐRTKCT và sử dụng hỗn hợp thuốc tê Lidocain+Fentanyl đã rút ngắn thời gian tiềm phục, giảm đau nhanh, hiệu quả giảm đau kéo dài, ít tai biến-biến chứng, an toàn, dễ thực hiện, chi phí thấp, BN hồi phục sức khỏe nhanh và hài lòng cao./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bùi Quốc Công (2003), Đánh giá tác dụng gây tê  thần kinh trên đòn để mổ xương đòn. Đại hội toàn quốc lần thứ 4 và Hội nghị khoa học Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, tr. 28
  2. Công Quyết Thắng (2002), Gây tê đám rối thần kinh cánhtay; Bàigiãng GMHS tập 2, nxb y học, tr. 7-15.
  3. Dupre LJ. (1995), Blocking of the brachial plexus; which technique(s) should be chosen ?, CahAnesthesiol, 43 (6), p-p. 587-600.
  4. Gauss A, Tugtekin I, Georgieff M, et al. (2014), “Incidence of clinically symptomatic pneumothorax in ultrasound guided infraclavicular and supraclavicular brachial plexus bloc”, Anaesthesia, 69 (4), p-p. 327-336.
  5. Nguyễn Thu Chung (2009), Hiệu quả gây tê tùng ngã liên cơ thang cải tiến trong phẫu thuật kết hợp xương đòn. Kỷyếucôngtrình NCKH chào mừng 55 năm ngành truyền thống Bệnh viện 30/4 (06/8/1962-06/8/2017); nxb y học, tr. 87-94.
  6. Nghiêm Thanh Tú (2017), Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường nách dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật chi trên. YHTH (1075)-KỷyếuHộinghị khoa học GMHS toàn quốc 2018, tr. 71-76.
  7. NguyễnVănTrí (2017), Gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn trong phẫu thuật chi trên dưới hướng dẫn của siêu âm so với kích thích thần kinh cơ. YHTH (1075)-KỷyếuHộinghị khoa học GMHS toàn quốc 2018, tr.268-271
  8. NguyễnThụ, ĐàoVăn Phan, Công Quyết Thắng (2000), Các thuốctêtạichổ, Thuốcsửdụngtronggâymê, nxb y học, tr. 269-295.
  9. Merts PM. Et al. (2003), Choc anaphylactique. Confe’rences d’actualisation. Congres national d’anesthe’sie et de re’animation; 45e, p-p. 308-323.
  10. Michael F., Mulroy (1995), Brachial plexus blocks and cervical plexus blocks; Regional Anesthesia an illstrated procedural guide second Edition, p-p. 159-237.

 

 

return to top