KẾT QUẢ NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO SAU BẰNG KỸ THUẬT TẤT CẢ BÊN TRONG VỚI TĂNG CƯỜNG CHỈ BỀN TRONG MẢNH GHÉP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đặc biệt là sử dụng mảnh ghép gân cơ chân ngỗng tự thân (Gồm gân cơ thon và bán gân). Trong nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu giải phẫu học dây chằng chéo sau ở người Việt Nam” của tác giả Trần Bình Dương (2010) ghi nhận chiều dài của DCCS là 30,9mm, đường kính là 10,85mm. Nhưng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Dũng và cộng sự, tác giả ghi nhận khi gân chân ngỗng gấp 4 thì chiều dài mảnh ghép là 11,4cm, đường kính là 7,14mm.

Vậy là đường kính gân chân ngỗng gấp 4 nhỏ hơn đường kính thực tế DCCS khớp gối. Vấn đề nghiên cứu cần đặt ra làm sao để tăng đường kính mảnh ghép bằng cách gấp lại thêm nữa gân cơ thon và bán gân để có đường kính lớn hơn. Với sự tiến bộ trong cải tiến phương tiện cố định là chốt treo: có thể sử dụng cố định vững chắc cho cả hai nơi lồi cầu và mâm chày nhằm hỗ trợ cho việc cải tiến gấp lại thành nhiều lần hơn dải gân cơ chân ngỗng để tăng đường kính mảnh ghép và để hạn chế giãn dây chằng sau mổ nên tăng cường chỉ bền bên trong mảnh ghép giúp tái tạo DCCS vững chắc hơn. Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Kết quả nội soi tái tạo dây chằng chéo sau bằng kỹ thuật tất cả bên trong với tăng cường chỉ bền trong mảnh ghép”

KẾT LUẬN

Phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS bằng gân cơ chân ngỗng tự thân với kỹ thuật tất cả bên trong (All –inside) có tăng cường chỉ bền trong mảnh ghép, bước đầu đạt được kết quả tương đối khả quan, đặc biệt không ghi nhận trường hợp nào tổn thương mạch máu và thần kinh chính của chi. Đây là một trong những kỹ thuật có thể lựa chọn để điều trị phẫu thuật đứt DCCS khớp gối.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Bình Dương (2010). Bước đầu nghiên cứu giải phẫu học dây chằng chéo sau ở người Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, số 309/2010: 42-43.
  2. Nguyễn Quốc Dũng, Lê Hồng Hải, Nguyễn Quý Cường (2017). Đặc điểm mảnh ghép gân cơ bán gân và gân cơ thon trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2017:257-262.
  3. Phùng Văn Tuấn, Lê Hồng Hải và cộng sự (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối bằng gân cơ bán gân và gân cơ thon qua nội soi. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2013:99-105.
  4. Nguyễn Mạnh Khánh và cộng sự (2015). Đánh giá kết quả nội soi tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối bằng mảnh ghép gân Hamstring tự thân. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2015:94-98.
  5. Magnussen RA, et al (2012). Graft Size and Patient Age Are Predictors of Early Revision After Anterior Cruciate Ligament Reconstruction With Hamstring Autograft.  Arthroscopy, 28(4):526-31.
  6. Smith P.A, Bley J.A (2016). Allograft Anterior Cruciate Ligament Reconstruction Utilizing Internal Brace Augmentation. Arthroscopy Techniques, October 2016; 5(3): e1143-e1147.
  7. Phùng Văn Tuấn, Lê Hồng Hải và cộng sự (2017). Đánh giá kết quả xa và những yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2017:366-371.
  8. Fanelli GC (2018). Posterior cruciate ligament reconstruction: Transtibial Double-bundle technique. In: Scott WN. Insall & Scott Surgery Of The Knee, Vol 1, 6th ed, pp.801-809. Elsevier, Philadenphia.

 

 

return to top