PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TỤY TRUNG TÂM GIẢI PHÁP CHO CÁC TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH VÙNG CỔ THÂN TỤY

Tác giả: Huỳnh Quang Nghệ, Lê Huy Lưu

TÓM TẮT

Giới thiệu: Các phẫu thuật cắt tụy nhằm điều trị các bệnh lý khác nhau của tụy đều tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nặng nề. Hiện nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật mổ và sự ra đời của phẫu thuật nội soi, xu hướng tiếp cận ít xâm lấn và phẫu thuật bảo tồn mô tụy với các lợi thế vượt trội hơn so với các phương pháp cắt tụy kinh điển đang ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn trên thực hành lâm sàng. Trong đó, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến phẫu thuật nội soi cắt tụy trung tâm, áp dụng chọn lọc trên những bệnh nhân với tổn thương lành tính ở vùng cổ thân tụy. Qua bài báo này, chúng tôi tập trung mô tả kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm khi thực hiện phẫu thuật nội soi cắt tụy trung tâm.

Phương pháp: Mô tả kỹ thuật. Báo cáo mô tả loạt ca qua 6 trường hợp lâm sàng

Bàn luận: Bài viết bàn luận sâu hơn về các chỉ định, kỹ thuật phẫu tích cắt tụy trung tâm qua nội soi ổ bụng với miệng nối tụy ruột hay miệng nối tụy dạ dày.

Kết luận: Trên những bệnh nhân chọn lọc với các khối u lành tính hay mức độ ác tính thấp ở vùng cổ thân tụy, phẫu thuật nội soi cắt tụy trung tâm là hướng tiếp cận xâm lấn tối thiểu khả thi và hiệu quả nhằm bảo tồn tối đa mô tụy và chức năng tụy sau mổ.

KẾT LUẬN

Với những lợi điểm đã được bàn luận và chứng minh, phẫu thuật nội soi cắt tụy trung tâm là hướng tiếp cận khả thi và an toàn, có thể xem là phẫu thuật tiêu chuẩn phù hợp với các trường hợp u lành tính hay mức độ ác tính thấp ở vùng cổ thân tụy khi kết hợp hài hòa đồng thời cả xâm lấn tối thiểu và bảo tồn mô tụy cũng như chức năng tụy sau mổ. Tuy nhiên từ các báo cáo sơ bộ về kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt tụy trung tâm, cần có thêm các nghiên cứu so sánh cũng như các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá toàn diện và chính xác hơn về hiệu quả của kỹ thuật này trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lillemoe, K.D. & Jarnagin, W.R.. (2012). Master techniques in surgery: Hepatobiliary and pancreatic surgery.
  2. Fernández-Cruz L, Blanco L, Cosa R, Rendón H. Is laparoscopic resection adequate in patients with neuroendocrine pancreatic tumors?. World J Surg. 2008;32(5):904-917. doi:10.1007/s00268-008-9467-2
  3. Cai H, Feng L, Peng B. Laparoscopic pancreatectomy for benign or low-grade malignant pancreatic tumors: outcomes in a single high-volume institution. BMC Surg. 2021;21(1):412. Published 2021 Dec 7. doi:10.1186/s12893-021-01414-w
  4. Song KB, Kim SC, Park KM, et al. Laparoscopic central pancreatectomy for benign or low-grade malignant lesions in the pancreatic neck and proximal body. Surg Endosc. 2015;29(4):937-946. doi:10.1007/s00464-014-3756-7
  5. Falconi M, Zerbi A, Crippa S, et al. Parenchyma-preserving resections for small nonfunctioning pancreatic endocrine tumors. Ann Surg Oncol. 2010;17(6):1621-1627. doi:10.1245/s10434-010-0949-8
  6. Allendorf JD, Schrope BA, Lauerman MH, Inabnet WB, Chabot JA. Postoperative glycemic control after central pancreatectomy for mid-gland lesions. World J Surg. 2007;31(1):164-170. doi:10.1007/s00268-005-0382-5
  7. DiNorcia J, Ahmed L, Lee MK, et al. Better preservation of endocrine function after central versus distal pancreatectomy for mid-gland lesions. Surgery. 2010;148(6):1247-1256. doi:10.1016/j.surg.2010.09.003
  8. Warshaw AL. Conservation of the spleen with distal pancreatectomy. Arch Surg. 1988;123(5):550-553. doi:10.1001/archsurg.1988.01400290032004
  9. Warshaw AL. Distal pancreatectomy with preservation of the spleen. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2010;17(6):808-812. doi:10.1007/s00534-009-0226-z
  10. Đoàn Tiến Mỹ. Kết quả bước đầu của phẫu thuật cắt tụy trung tâm điều trị u tụy. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2013; 17 (1): 342-344. https://yhoctphcm.ump.edu.vn/?Content=ChiTietBai&idBai=11964
  11. Sa Cunha A, Rault A, Beau C, Collet D, Masson B. Laparoscopic central pancreatectomy: single institution experience of 6 patients. Surgery. 2007;142(3):405-409. doi:10.1016/j.surg.2007.01.035
  12. Rotellar F, Pardo F, Montiel C, et al. Totally laparoscopic Roux-en-Y duct-to-mucosa pancreaticojejunostomy after middle pancreatectomy: a consecutive nine-case series at a single institution. Ann Surg. 2008;247(6):938-944. doi:10.1097/SLA.0b013e3181724e4a
  13. Zhang R, Xu X, Yan J, Wu D, Ajoodhea H, Mou Y. Laparoscopic central pancreatectomy with pancreaticojejunostomy: preliminary experience with 8 cases. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 2013;23(11):912-918. doi:10.1089/lap.2013.0269
  14. Dokmak S, Aussilhou B, Ftériche FS, et al. Pure laparoscopic middle pancreatectomy: single-center experience with 13 cases. Surg Endosc. 2014;28(5):1601-1606. doi:10.1007/s00464-013-3357-x
  15. Senthilnathan, P., Gul, S. I., Gurumurthy, S. S., Palanivelu, P. R., Parthasarathi, R., Palanisamy, N. V., Natesan, V. A., & Palanivelu, C. (2015). Laparoscopic central pancreatectomy: Our technique and long-term results in 14 patients. Journal of minimal access surgery, 11(3), 167–171. https://doi.org/10.4103/0972-9941.158967
  16. Zhang K, Ma Y, Wu J, et al. The SUPER reporting guideline suggested for reporting of surgical technique. Hepatobiliary Surg Nutr. 2023;12(4):534-544. doi:10.21037/hbsn-22-509
return to top