PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT LƯỚI TRONG PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ THÀNH BỤNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị thành bụng, đặc biệt trên bệnh nhân có vết mổ cũ là thách thức đối với các phẫu thuật viên. Với sự phát triển của phẫu thuật nội soi và các vật liệu được sử dụng làm lưới, việc ứng dụng vào điều trị thoát vị thành bụng được đặt ra.

Tỉ lệ thoát vị thành bụng trên vết mổ cũ khoảng 10-20%. Với phương pháp khâu cân đơn thuần để phục hồi thành bụng, tỉ lệ tái phát trên 50%. Sử dụng lưới để tăng cường cho thành bụng giúp giảm tỉ lệ tái phát.

Có nhiều cách đặt lưới và phương pháp mổ, đặt lưới trên cân cơ hay dưới cân cơ, trong phúc mạc hay ngoài phúc mạc, mổ mở hay mổ nội soi. Đồng thời với sự phát triển kĩ thuật mổ, các vật liệu cấu tạo lưới cũng được nghiên cứu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu kĩ thuật mổ. Lưới 2 mặt với một mặt có chất chống dính cho phép tiếp xúc với các tạng trong ổ bụng. Ngoài ra, đặt lưới sau cân giúp phân tán đều áp lực ổ bụng lên tấm lưới, thay vì chỉ tập trung vào lỗ thoát vị.

Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện phương pháp mổ nội soi đặt lưới trong phúc mạc để điều trị thoát vị thành bụng vì nhận thấy một số thuận lợi cho phẫu thuật viên cũng như bệnh nhân trong và sau khi phẫu thuật, mà y văn thế giới đã ghi nhận.

KẾT LUẬN

Đây là phương pháp có thể áp dụng trên lâm sàng đối với các trường hợp thoát vị vết mổ củ hoặc tái phát sau phục hồi thành bụng bằng khâu cân cơ hoặc đặt lưới ngã trước, kích thước lỗ thoát vị lớn, nhiều lỗ thoát vị, thành bụng nhão và mỏng. Phương pháp có nhiều điểm tốt nhưng giá thành còn cao nên chưa thể thực hiện với tất cả bệnh nhân. Và yêu cầu về mặt kĩ thuật, cần những phẫu thuật viên có kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi. Nhưng với những thuận lợi có được, đây là phương pháp nên được khuyến khích, là một lựa chọn khi lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Misiakos, E.P., et al., Current Trends in Laparoscopic Ventral Hernia Repair. JSLS, 2015. 19(3).

2.  Vorst, A.L., et al., Evolution and advances in laparoscopic ventral and incisional hernia repair. World J Gastrointest Surg, 2015. 7(11): p. 293-305.

3.  Kumar, D., H. Khan, and M.S. Qureshi, Outcome of four years experience in laparoscopic ventral hernia repair. Pak J Med Sci, 2015. 31(4): p. 987-90.

4.  Malik, A.M., Laparoscopic versus open repair of para-umbilical hernia. Is it a good alternative? J Pak Med Assoc, 2015. 65(8): p. 865-8.

5.  Colak, E., et al., Prospective randomized trial of mesh fixation with absorbable versus nonabsorbable tacker in laparoscopic ventral incisional hernia repair. Int J Clin Exp Med, 2015. 8(11): p. 21611-6.

6.  Salgaonkar, H., S. Wijerathne, and D. Lomanto, Managing complications in laparoscopic ventral hernia. Annals of Laparoscopic and Endoscopic Surgery, 2019. 4.

 

 

 

return to top