Là khớp hoạt dịch, cấu thành bởi lồi cầu xương chẩm và diện khớp trên của đốt đội, các diện khớp lõm của đốt đội vừa khít với các lồi cầu. Khớp này cho phép vận động cúi ngửa khoảng 13 độ, nghiêng hai bên khoảng 8 độ. Không có cử động quay ở khớp này.
Các phương tiện nối khớp là bao khớp và các màng chẩm – đội. Màng chẩm – đội trước căng từ bờ trước lỗ lớn xương chẩm tới bờ trên cung trước đốt đội, hai bên màng này hoà lẫn với bao khớp thành dây chằng chẩm – đội bên, còn ở giữa màng này được tăng cường bởi dây chằng dọc trước căng từ mỏm nền xương chẩm đến củ trước của đốt đội [34]. Lồi cầu xương chẩm tiếp xúc với diện khớp trên của C1, kích thước của mỗi lồi cầu trung bình dài 23,4 mm, rộng 10,6 mm, cao 9,2mm, khoảng cách giữa hai bờ trong lồi cầu xương chẩm phía trước khoảng 21,0 mm, sau 41,6 mm. Tủy cổ chui vào lỗ chẩm kích thước khoảng 12.2 mm tính từ bờ sau của lỗ chẩm.
Có 3 khớp hoạt dịch giữa đốt đội và đốt trục gồm: khớp đội trục giữa và hai khớp đội trục bên đảm bảo 50 % chức năng vận động quay của cột sống cổ. Chuyển động chính của khớp đội trục là xoay với vận động xoay trung bình mỗi bên là 23,3 độ đến 38,9 độ
Là khớp giữa mỏm nha đốt trục với một vòng tròn do cung trước đốt đội và dây chằng ngang đốt đội (là dải ngang của dây chằng chữ thập tạo nên).
Dây chằng hình chữ thập: gồm một dải chạy ngang, nối mặt trong của hai khối bên đốt đội gọi là dây chằng ngang và các bó dọc, nối bờ trên của dải ngang với xương chẩm và bờ dưới của dải ngang với đốt trục. Dây chằng hình chữ thập giữ cho mỏm nha áp vào mặt sau cung trước đốt đội và chia lỗ đốt sống của đốt đội làm hai phần. Phần sau chứa tuỷ sống, phần trước chứa mỏm nha. Mặt sau dây chằng chữ thập có màng mái từ mặt sau thân đốt trục chạy lên hoà lẫn với màng cứng của sọ não và là thành phần tiếp tục của dây chằng dọc sau. Ở trước dây chằng ngang, mỏm nha được cố định bởi hai dây chằng:
Dây chằng ngang: đốt đội khoẻ hơn mỏm nha, do vậy khi gặp chấn thương, mỏm nha thường bị gãy trước khi rách dây chằng này. Tuy vậy dây chằng ngang ở một số người không khoẻ như bình thường và là một trong những nguyên nhân bệnh lý gây ra mất vững của khớp đội trục. Khi đứt dây chằng ngang hoặc giãn dây chằng ngang trong các bệnh lý bẩm sinh, mỏm nha sẽ không được giữ lại ở vị trí bình thường trong khớp đội trục giữa mà có xu hướng đi ra phía sau gây hẹp ống sống và chèn ép thần kinh. Lúc này chỉ số ADI được sử dụng để đánh giá sự mất vững của phức hợp đội trục để ra quyết định điều trị.
Các dây chằng cánh yếu hơn, các cử động gấp và xoay đầu kết hợp có thể làm đứt một hoặc cả hai dây chằng cánh. Đứt một bên sẽ làm tăng tầm xoay 30% về phía đối diện.
Đường kính trước sau của đốt đội khoảng 3cm, mỏm nha khoảng 1 cm, tuỷ chiếm 1cm, còn lại là các tổ chức phần mềm bao quanh tuỷ sống. Chính vì vậy đây là vùng rất linh hoạt trong vận động, ít gặp tổn thương thần kinh khi chấn thương và nếu có chèn ép do các nguyên nhân trong ống sống thường có diễn biến từ từ.
Là khớp hoạt dịch phẳng giữa diện khớp trên đốt trục với diện khớp dưới đốt đội. Các cử động của khớp đội – trục xảy ra đồng thời cả ba mặt khớp. Chuyển động chính của cấu trúc C1 – C2 là chuyển động xoay; Tầm xoay quanh trục bình thường của khớp đội – trục là 47o, 77% chuyển động xoay của cột sống cổ là do cấu trúc C1 – C2 thực hiện, 4% là do cấu trúc chẩm đội, còn lại là xoay quanh trục của các đốt sống khác. Chuyển động xoay được giới hạn bởi dây chằng ngang, dây chằng cánh, diện khớp C1 – C2 và cấu trúc bao khớp. Chuyển động xoay mỗi bên của cấu trúc C1 – C2 dao động từ 23,3 độ đến 38,9 độ.
Chuyển động nghiêng của cấu trúc C1 – C2 mỗi bên trung bình 11 độ, chuyển động nghiêng được giới hạn bởi màng mái, dây chằng cánh, diện khớp C1 – C2. Hoạt động cúi – ưỡn của cấu trúc C1 – C2 trung bình 6,8 độ và được giới hạn bởi dây chằng cánh và dây chằng ngang.
Khi tiến hành kỹ thuật vít qua khớp C1 – C2, hướng đi của vít sẽ qua khớp đội trục bên và với một kỹ thuật vít tiêu chuẩn sẽ đi qua 4 thành xương cứng ở mỗi khớp; hơn nữa phẫu thuật trực tiếp cố định khớp có biên độ xoay lớn này tạo sự vững chắc cho phức hợp C1 – C2.