✴️ Đánh giá chấn thương sọ não và điều trị, phòng ngừa

Chẩn đoán chấn thương sọ não

CTSN nặng là một cấp cứu y khoa. Chẩn đoán và điều trị nhanh chóng có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 

Dựa vào thang điểm Hôn mê Glasgow

Thang điểm Hôn mê Glasgow (GCS) thường được sử dụng để đánh giá khả năng và mức độ nghiêm trọng của tổn thương não sau chấn thương đầu. 

Điểm được đưa ra dựa trên các đáp ứng bằng lời nói, bằng hành động và bằng cử động mắt

Mắt:

  1. Không mở mắt
  2. Mở mắt khi kích thích đau
  3. Mở mắt khi kích thích bằng lời nói

Đáp ứng bằng lời nói:

  1. Không có đáp ứng
  2. Nói những âm thanh không thể hiểu được
  3. Nói ra được thành từng từ hoặc cụm từ
  4. Nói được nhưng lẫn lộn và mất định hướng
  5. Giao tiếp bình thường

Đáp ứng bằng vận động

  1. Không cử động được
  2. Duỗi cánh tay khi đáp ứng với kích thích đau
  3. Gấp cánh tay khi đáp ứng với kích thích đau
  4. Di chuyển ra xa né các kích thích đau
  5. Có thể chỉ chính xác vị trí đau
  6. Thực hiện theo y lệnh

Điểm số này sẽ được cộng lại với nhau, và chấn thương sọ não sẽ được phân loại như sau:

  • Hôn mê, nếu điểm từ 8 trở xuống
  • Trung bình, nếu điểm từ 9 đến 12
  • Nhẹ, nếu điểm từ 13 trở lên

Những người đạt từ 13 trở lên khi nhập viện thường được mong đợi sẽ có dự hậu tốt. 

Hình ảnh học

Chụp MRI hoặc CT scan sọ não sẽ giúp xác định xem có chấn thương hoặc tổn thương não hay không và giúp xác định vị trí tổn thương

Chụp mạch máu có thể được sử dụng để phát hiện bất kỳ các bất thường nào liên quan mạch máu, ví dụ, sau một chấn thương đầu xuyên thấu. 

Điện não đồ (EEG) đo hoạt động điện trong não.  Kết quả EEG có thể cho biết bệnh nhân có bị co giật hay không. 

Theo dõi áp lực nội sọ cho phép bác sĩ đo áp lực bên trong hộp sọ giúp cho biết liệu có sưng nề nào của mô não hay không. 

Các bài kiểm tra nhận thức về chức năng thần kinh giúp đánh giá sự mất trí nhớ hoặc bất thường khả năng xử lý suy nghĩ. Bệnh nhân hoặc người chăm sóc nên cho nhân viên y tế biết các loại thuốc mà người đó thường dùng, đặc biệt là thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin), vì những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng.

Phẫu thuật

Có thể cần thiết trong một số trường hợp.

  • Loại bỏ khối máu tụ: Chảy máu nội sọ có thể khiến máu đông một phần hoặc toàn bộ đọng lại ở một số phần của não, làm gia tăng áp lực lên nhu mô não. Phẫu thuật khẩn cấp có thể loại bỏ khối máu tụ giữa hộp sọ và não, làm giảm áp lực bên trong hộp sọ và ngăn ngừa tổn thương não nặng nề thêm. 
  • Điều trị gãy xương sọ: Bất kỳ phần nào của hộp sọ bị vỡ và chèn ép vào não sẽ cần phẫu thuật để sửa chữa.Các vết nứt hộp sọ không chèn ép vào não thường tự lành. Mối quan tâm chính đối với gãy xương sọ là lực tác động đó có đủ mạnh để gây ra các tổn thương về sau hay không.
  • Mở hộp sọ: Có thể làm giảm áp lực bên trong hộp sọ nếu các biện pháp can thiệp khác không hiệu quả. 

Điều trị lâu dài

Một người bị CTSN nặng có thể cần phục hồi chức năng. Tùy thuộc vào mức độ và loại tổn thương, họ có thể cần phải học lại cách đi lại, nói chuyện và thực hiện các công việc hàng ngày. 

Điều này này có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc các trung tâm chuyên vật lý trị liệu. Điều này đôi khi cần đến một nhà vật lý trị liệu, tùy thuộc vào loại chấn thương. 

Một số biện pháp giúp hỗ trợ phục hồi

  • Hạn chế các hoạt động có thể gây va chạm vùng đầu. 
  • Thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. 
  • Không nên dùng các thuốc mà thầy thuốc chưa cho phép. 
  • Không trở lại các hoạt động bình thường, bao gồm lái xe, hoạt động thể thao, cho đến khi bác sĩ đồng ý. 
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn. 

Điều quan trọng là phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ, vì ảnh hưởng của chấn thương não có thể rất nghiêm trọng và không phải lúc nào cũng rõ ràng ngay lập tức.

Phòng ngừa

Một số biện pháp có thể làm giảm nguy cơ bị CTSN.      

  • Luôn thắt dây an toàn khi lái xe hoặc di chuyển trên ô tô
  • Trẻ em nên sử dụng dây an toàn phù hợp với độ tuổi và kích cỡ của mình
  • Không bao giờ lái xe sau khi uống rượu.
  • Sử dụng mũ bảo hiểm khi chơi thể thao hoặc sử dụng phương tiện có thể xảy ra chấn thương đầu. 
  • Phòng tắm dành cho người lớn tuổi nên có thêm thanh vịn tay
  • Sử dụng thêm thảm chống trượt trên sàn
  • Loại bỏ các mối nguy hiểm khi đi lại
  • Lắp các tấm chắn cửa sổ và cổng an toàn trên cầu thang nếu có trẻ em xung quanh
  • Đảm bảo rằng các khu vực vui chơi được làm bằng vật liệu chống va đập chẳng hạn như mùn gỗ

Cần đặc biệt cẩn thận khi chăm sóc trẻ hoặc người lớn tuổi. Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ té ngãn, chẳng hạn như xây đường dốc thấp và lắp đặt bộ phận che chắn cửa sổ.

Có thể bạn quan tâm: Phù não - Tổng quan và cách phòng ngừa

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top