Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở vị trí đốt sống cổ, lưng. Nếu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh thường có biểu hiện: đau cổ, vùng gáy lan lên chẩm hoặc xuống vai. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng, có thể lan xuống vùng mông, chân, bàn chân.
Ở trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần dùng thuốc kết hợp thực hiện các bài tập thể dục, vật lý trị liệu.
Ngược lại, đối với những trường hợp nặng: gây đau quá mức, liệt chi, các thuốc giảm đau ít tác dụng, điều trị nội khoa sau 6 tháng không có kết quả… phương pháp phẫu thuật ngoại khoa sẽ được chỉ định.
Các biện pháp can thiệp ngoại khoa trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gồm có:
Mổ hở: Ở một số mức độ tổn thương, việc chỉ định cho bệnh nhân mổ hở là cần thiết. Tuy nhiên, biến chứng sau mổ hở có thể gặp là nhiễm trùng, đau tăng lên sau mổ, viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh, thậm chí dẫn đến liệt hoặc tử vong.
Mổ nội soi đĩa đệm: được áp dụng rộng rãi với vết mổ nhỏ, an toàn, không gây nhiễm trùng nhưng vẫn tiềm ẩn một vài biến chứng.
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm, tìm hiểu khi bị bệnh.
Nhiều người có suy nghĩ khi bị thoát vị đĩa đệm chỉ có phương pháp phẫu thuật mới có thể chấm dứt cơn đau nhức, tuy nhiên biến chứng sau phẫu thuật và tỷ lệ tái phát bệnh không phải là không có vì vậy tâm lý lo lắng của người bệnh là điều dễ hiểu.
Đối với bất cứ tình trạng bệnh nào, khi phát hiện bệnh sớm bạn có thể điều trị bệnh dễ dàng bằng các phương pháp như tiêm, uống thuốc, đông y, tây y, vật lý trị liệu….Tuy nhiên, mọi người thường có tâm lý chủ quan, coi thường bệnh, chỉ khi cơn đau hành hạ liên tục kéo dài người bệnh mới tìm đến bệnh viện, tìm đến bác sĩ, lúc này việc điều trị trở nên rất khó khăn.
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị cuối cùng cho những trường hợp bệnh đã nặng. Phương pháp này không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, nhưng những biến chứng sau phẫu thuật có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.
Rủi ro trong và sau khi phẫu thuật:
+ Chảy máu
+ Nhiễm trùng vết mổ
+ Rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng
Tỷ lệ thành công của việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
+ Tỷ lệ thành công chiếm 90-95%
+ Tỷ lệ bệnh tái phát trở lại chiếm 5-10%
Điều người bệnh lo lắng nhất khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là tỷ lệ tái phát sau khi mổ. Vì vậy người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có thực hiện biện pháp điều trị này hay không.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh