Sâu răng ở trẻ bú bình hay còn gọi là sâu răng bú bình xảy ra ở trẻ còn thói quen uống đồ uống bằng bình sữa, do răng của trẻ tiếp xúc thường xuyên với các loại đồ uống có đường như nước hoa quả, sữa, sữa công thức, nước ép hoa quả hoặc các đồ uống có đường khác và không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này dẫn tới tình trạng đường đọng lại trên răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây đau răng trẻ và khó khăn trong việc ăn, nhai, lâu ngày dẫn đến hỏng và rụng răng sữa. Việc mất đi răng sữa sẽ làm cho răng vĩnh viễn không có định hướng mọc đúng vị trí gây ra tình trạng răng khấp khểnh. Những chiếc răng sữa sâu bị hỏng còn gây ra tình trạng áp xe răng - một tình trạng nhiễm trùng dễ lan rộng ra các vị trí khác.
Ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ bú bình: Một vài tip dưới đây sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ bú bình:
Đây là thói quen bình thường và lành mạnh của trẻ vì bất kỳ đứa trẻ nào cũng hay ngậm, mút ngón tay cái, núm vú hay đồ chơi để tạo ra cảm giác an toàn, thoải mái. Nhưng nếu thói quen này vẫn tiếp tục khi trẻ lớn hơn 5 tuổi thì sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Tùy thuộc vào tần số, cường độ và thời gian của việc ngậm mà răng vĩnh viễn có thể bị bật ra phía trước dẫn đến việc phát âm không được chính xác hoặc mất thẩm mỹ hoặc biến dạng vòm miệng.
Các tip giúp trẻ ngừng việc ngậm mút
Đầu tiên hãy nhớ rằng đây là một thói quen hoàn toàn bình thường của trẻ nhỏ, chúng chỉ gây ra tác động không tốt khi răng vĩnh viễn xuất hiện. Trẻ phải tự quyết định xem chúng có nên mút tay nữa hay không khi đã lớn và bố mẹ nên khuyến khích động viên trẻ nếu trẻ muốn từ bỏ thói quen này.
Mút ngón tay có thể là cách trẻ phản ứng trước những hành vi tiêu cực của người lớn như quát mắng, cằn nhằn. Chính vì thế những lời động viên hoặc khích lệ của gia đình sẽ tạo môi trường giúp trẻ không hình thành hoặc nhanh chóng quên đi thói quen mút tay. Trẻ con luôn thích được nịnh nọt và ưa nói nhẹ do vậy nếu muốn trẻ dừng việc ngậm mút tay thì bạn nên nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng hoặc băng ngón tay của trẻ để trẻ không thể mút tay.
Bạn cũng nhớ lấy ngón tay ra khỏi miệng trẻ khi trẻ ngủ. Với những trẻ lớn hơn thì bạn nên cố gắng tìm hiểu xem tại sao trẻ lại có thói quen đó, tìm cách giải thích cho trẻ về những tác động xấu của việc mút tay. Nếu việc này không có hiệu quả thì bạn sẽ tìm tới sự trợ giúp các thiết bị nha khoa.
Giống như ngậm mút tay, đẩy lưỡi có thể tác động xấu đến hàm trên của răng gây ra tình trạng hàm trên nhô ra quá giới hạn và ảnh hưởng tới việc phát âm.
Nếu bạn để ý tới những triệu chứng do thói quen này gây ra thì hãy nhờ tới sự giúp đỡ của những chuyên gia trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp trẻ tăng cường sức mạnh của cơ nhai và hình thành một phản xạ nuốt mới cho trẻ tránh những biến chứng của thói quen đẩy lưỡi.
Mút môi là tình trạng trẻ liên tục giữ môi dưới vào giữa hai hàm răng. Trẻ có thể có cả hai thói quen mút môi dưới và mút ngón tay và gẩy ra việc nhô hàm trên quá giới hạn. Để hạn chế thói quen này cho trẻ bạn nên áp dụng các lời khuyên của việc trẻ có thói quen ngậm mút tay.
Mất răng sớm do nhiều nguyên nhân: sâu răng, chấn thương hoặc thiếu chỗ mọc răng
Khi một răng sữa bị mất thì đến lúc mọc răng vĩnh viễn sẽ gây ra những thay đổi trong vị trí mọc răng. Chiếc răng vĩnh viễn sẽ cố chen chân vào không gian của nó nhưng hàm lại không còn đủ diện tích cho nó nhét vừa nên hậu quả là nó xô lệch vị trí các răng khác gây ra tình trạng răng mọc khấp khểnh và một loạt các vấn đề khác như vấn đề về nhai hoặc các bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm.
Nếu con bạn bị mất một chiếc răng sớm, căn cứ vào tình trạng của lợi, nha sĩ có thể tìm cách bảo tồn không gian để cho răng mọc thẳng hàng hoặc sẽ nhổ răng sớm nhất có thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh