✴️ Nguyên nhân – triệu chứng bệnh phồng lồi đĩa đệm

Nội dung

Nguyên nhân – triệu chứng bệnh phồng lồi đĩa đệm

Phồng lồi đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phồng lên nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ

Bệnh phồng lồi đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là những cấu trúc thớ sợi chắc chắn xếp theo hình vòng tâm, có chứa nhân nhầy ở bên trong, nằm giữa khoang của các đốt sống. Đĩa đệm có chức năng nâng đỡ cột sống, giúp cơ thể thực hiện các động tác linh hoạt và bảo vệ cột sống trước những rung sóc.

Phồng lồi đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phồng lên nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ vì thế không gây chèn ép các rễ thần kinh quanh cột sống. Tuy nhiên, nếu không nhận biết kịp thời để phòng ngừa và điều trị, phồng (lồi) đĩa đệm, bệnh có thể phát triển thành thoát vị đĩa đệm, gây ra các triệu chứng đau nhức, tê liệt, tê mỏi và teo cơ, hoặc nặng hơn là khiến người bệnh mất khả năng vận động, tê liệt, tàn phế…

Nguyên nhân gây phồng lồi đĩa đệm

Nguyên nhân gây phồng lồi đĩa đệm

Phồng lồi đĩa đệm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của chị em

  • Khi cột sống bị lão hóa, các đĩa đệm cũng trở nên suy yếu, giòn và dễ bị phồng lên.
  • Chấn thương cột sống cũng là một trong những nguyên nhân khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng và có thể gây phồng lồi đĩa đệm.
  • Thường xuyên mang vác vật nặng dễ khiến cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực, lâu ngày đĩa đệm bị suy yếu, xơ vữa gây tình trạng phồng (lồi) đĩa đệm.

Triệu chứng của bệnh phồng đĩa đệm

Nếu phồng đĩa đệm trong thời gian dài sẽ khiến nhân nhầy bị tràn ra ngoài, chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh hoặc dây thần kinh cột sống. Phồng đĩa đệm không có triệu chứng rõ rệt, thường bị phụ thuộc vào dây thần kinh mà nó bị ảnh hưởng như:

+ Dây thần kinh cột sống cổ bị nhân nhầy chèn ép lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng tê đau ở hai vai, lan xuống cánh tay và bàn tay.

+ Dây thần kinh cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng thì người bệnh sẽ thấy đau mỏi lưng, đau ở mông, lan xuống 2 cẳng chân và tê bì chân.

Nếu bệnh phát triển nặng hơn thành thoát vị đĩa đệm thì người bệnh có thể bị tê liệt, mất khả năng vận động.

Điều trị bệnh phồng lồi đĩa đệm

Điều trị bệnh phồng lồi đĩa đệm

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh

Tùy vào mức độ nhiễm bệnh, khả năng biến chứng,… mà bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Phồng lồi đĩa đệm thường được điều trị bằng phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm
  • Kết hợp tập vật lý trị liệu
  • Tắm suối khoáng, tắm bùn.
  • Sử dụng phương pháp chiếu hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…
  • Áp dụng các biện pháp tác động đến cột sống như kéo giãn cột sống giúp làm giãn mâm sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng, giúp đĩa đệm trở lại ban đầu; mặc áo nẹp cột sống giúp cố định và hạn chế những tác động ảnh hưởng đến vị trí cột sống bị tổn thương.
  • Nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top