✴️ Nguyên nhân và điều trị chèn ép rễ thần kinh ở lưng

Chèn ép rễ thần kinh là tình trạng gì?

Thần kinh có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não. Các rễ thần kinh trong cột sống có thể bị chèn ép bởi xương hoặc mô xung quanh. Khi một rễ thần kinh bị chèn ép, áp lực sẽ gây cản trở các tín hiệu, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng.

Triệu chứng

Chèn ép rễ thần kinh thường gây đau, tê và ngứa ran. Vị trí xuất hiện của các triệu chứng này phụ thuộc vào vị trí của rễ thần kinh bị chèn ép.

Nếu một rễ thần kinh bị chèn ép ở đỉnh cột sống, các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến cổ hoặc cánh tay được gọi là hội chứng cổ vai cánh tay. Các triệu chứng của chèn ép rễ thần kinh ở vùng lưng trên có thể bao gồm:

  • Cơn đau bắt đầu ở cổ và có thể lan xuống cánh tay;

  • Cảm giác ngứa ran lòng bàn tay, ngón tay;

  • Yếu ở cánh tay, vai hoặc tay;

  • Tê.

Các rễ thần kinh ở vùng lưng dưới cũng có thể bị chèn ép. Trong trường hợp này được gọi là bệnh lý đau thần kinh tọa. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

  • Đau lan tỏa từ lưng dưới đến chân hoặc bàn chân;

  • Tê và ngứa ran ở chân hoặc bàn chân;

  • Co thắt cơ hoặc yếu cơ.

Các tình trạng như thoái hóa, bong gân, đau cơ hoặc yếu liệt cũng có thể gây đau lưng, tuy nhiên không kèm theo tình trạng ngứa ran hoặc tê.

chèn ép rễ thần kinh ở lưng

Nguyên nhân

Chấn thương có thể làm tổn thương các mô ở cột sống hoặc gây nên tình trạng viêm. Trường hợp này có thể gây áp lực lên các rễ thần kinh. Các nguyên nhân khác gây chèn ép rễ thần kinh lưng bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Các đĩa giữa các đốt sống trong cột sống có thể bị nén lại và phình ra gây chèn ép lên các rễ thần kinh gần đó.

  • Hẹp ống sống: Ống sống hẹp gây gia tăng áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh tủy sống.

  • Viêm khớp: Tình trạng viêm quanh khớp và xương có thể làm tăng áp lực lên các rễ thần kinh ở cột sống.

  • Spurs xương (Gai xương): Gai xương là sự phát triển thêm của xương hình thành trên cột sống và chèn ép các rễ thần kinh xung quanh. Gai xương gây ra các cơn đau và tái phát thường xuyên.

  • Thoái hóa cột sống: Đốt sống bị trượt gây chèn ép rễ thần kinh.

  • Nhiễm trùng: Các đốt sống hoặc đĩa đệm của cột sống có thể bị nhiễm trùng dẫn đến viêm và đau rễ thần kinh.

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố gây nên đau lưng hoặc làm tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Lão hóa: Các đĩa đệm giữa các đốt sống mất khả năng đàn hồi theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh bị chèn ép. Đối với người lớn tuổi, tình trạng hẹp ống sống cũng dễ mắc phải hơn.

  • Thể lực: Những người ít tập thể dục hoặc có cơ bụng yếu có nhiều khả năng bị đau lưng hay khi gặp chấn thương. Tình trạng này cũng thường gặp phải ở những người không thường xuyên vận động nhưng sau đó tập thể dục với cường độ cao.

  • Thừa cân hoặc béo phì: Cả hai tình trạng đều làm tăng áp lực ở lưng, khiến đau lưng dễ xảy ra hơn.

  • Tư thế không phù hợp: Tư thế khiến cổ, vai, cột sống hoặc hông không ngay ngắn trong thời gian dài có thể gây áp lực lên các rễ thần kinh ở lưng.

Chẩn đoán

Chỉ cần thăm khám lâm sàng cũng có thể chẩn đoán chèn ép rễ thần kinh. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các bài kiểm tra khác để kiểm tra phản xạ và chuyển động cơ bắp.

Trong một số trường hợp, có thể cần thực hiện một số kỹ thuật để xác định vị trí chính xác và nguyên nhân gây ra chèn ép rễ thần kinh như:

  • X-quang có thể cho thấy các vấn đề về cấu trúc thân sống;

  • MRI có thể cho thấy tình trạng của tủy sống, đĩa đệm và rễ thần kinh;

  • Chụp CT để kiểm tra cấu trúc cột sống ở nhiều mặt phẳng;

  • Điện cơ giúp khảo sát các xung điện của cơ bắp.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh. Một trường hợp có thể điều trị chèn ép rễ thần kinh tại nhà, các trường hợp các cần có sự can thiệp y tế. Quá trình phục hồi có thể mất vài tuần:

  • Nghỉ ngơi nhiều kết hợp với các động tác nhẹ nhàng có thể giúp cơ thể dần hồi phục. Tránh tập thể dục quá sức và mang vác vật nặng có vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi và ngăn ngừa những tổn thương thêm.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau và giảm viêm.

  • Nếu bị đau ở đỉnh cột sống, áo dạng đai cố định có thể giúp trợ lực cơ vùng cổ và giảm áp lực thần kinh do chuyển động của cổ.

  • Khi tình trạng chèn ép lên rễ thần kinh nghiêm trọng hơn hoặc chuyển sang giai đoạn mạn tính, bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm để giảm sưng và đau.

  • Một số trường hợp cần phẫu thuật để khắc phục nguyên nhân gây áp lực và giúp ổn định cột sống.

Các bài tập

Những người có các triệu chứng như tê, ngứa ran, yếu hoặc đau nên liên hệ với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào vì một số bài tập có thể làm cho các triệu chứng của thần kinh bị chèn ép trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi cơn đau được cải thiện, một số bài tập có thể giúp hỗ trợ phục hồi vận động và ngăn các cơn đau quay trở lại.

Sau đây là một số bài tập có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau, tê hoặc ngứa ran, tốt nhất nên dừng bài tập ngay lập tức.

Bài tập cho vùng cổ và lưng trên:

  • Ngồi hoặc đứng thẳng, mặt hướng về phía trước.

  • Đặt các ngón tay lên cằm và nhẹ nhàng đẩy đầu ra sau, giữ vai ở vị trí ban đầu và đầu hướng về phía trước.

  • Có thể cảm nhận căng cơ ở phía sau cổ và co cơ ở phía trước cổ.

  • Giữ nguyên tư thế trong 1 - 2 giây, sau đó nhẹ nhàng thả lỏng.

  • Lặp lại 8 - 10 lần,  và thực hiện 3 đến 4 lần mỗi ngày.

  • Tiếp tục duy trì trong 2 tuần sau khi các triệu chứng thuyên giảm giúp ngăn chặn tái phát.

Xoay thắt lưng: bài tập cho lưng dưới:

  • Nằm ngửa, hai chân cong và bàn chân đặt trên mặt phẳng sàn.

  • Nhẹ nhàng đá đầu gối từ bên này sang bên kia, cho phép lưng xoay nhẹ.

  • Chỉ di chuyển trong một phạm vi không đau.

  • Lặp lại 10 lần 15 lần này mỗi hiệp.

Bài tập mở rộng biên độ lưng:

  • Nằm sấp;

  • Gập khuỷu tay và đặt cẳng tay xuống sàn;

  • Mặt hướng xuống sàn nhà, giữ thẳng cổ;

  • Nhẹ nhàng cong lưng lên, giữ hông và cẳng tay cố định xuống sàn.

  • Trong quá trình thực hiện vẫn giữ cổ thẳng;

  • Giữ nguyên tư thế trong 5-10 giây, chú ý thở đều;

  • Nhẹ nhàng hạ lưng xuống sàn;

  • Lặp lại từ 8 – 10 lần mỗi hiệp.

Điều chỉnh tư thế đầu, cổ và cột sống cũng rất quan trọng để giảm đau lưng; tư thế không đúng có thể gây thêm áp lực lên các rễ thần kinh.

Khi nào đi khám bác sĩ

Bất cứ ai có các triệu chứng sau đây nên đến các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Tê đột ngột, mức độ tê nặng hay liên tục, yếu hoặc liệt ở tay hoặc chân;

  • Mất kiểm soát chức năng bàng quang hoặc ruột;

  • Mất cảm giác ở vùng sinh dục hoặc hậu môn;

  • Đau dữ dội hoặc yếu ở chân, gây khó khăn khi đi lại hoặc tăng mức độ đau khi ngồi.

Những triệu chứng này có thể cho thấy chèn ép tủy sống. Ngoài ra, nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng đau lưng vẫn tiếp tục diễn tiến mà không cải thiện trong một vài tuần hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tóm lược

Hầu hết các trường hợp chèn ép rễ thần kinh lưng đều có thể điều trị phục hồi. Một số trường hợp nhẹ có thể được cải thiện tại nhà bằng các biện pháp như nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động gắng sức và uống thuốc giảm đau.

Một số bài tập nhẹ nhàng cũng có thể hỗ trợ điều trị, tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào hay khi tập gây ra hoặc làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng.

Đối với các trường hợp đau nặng hơn hoặc đau mạn tính có thể cần tiêm steroid hoặc phẫu thuật.

Nếu bị tê liệt đột ngột, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, hoặc yếu liệt nghiêm trọng, cần đến các cơ sở y tế lớn để được chăm sóc và điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top