✴️ Phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh mặt (dây VII) trong co giật nửa mặt (Facial Tics) bằng đường mở nắp sọ

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Co giật nửa mặt là tình trạng co giật không kiểm soát, không đau ở một bên mặt. Phụ nữ hay gặp, bên trái và xuất hiện sau tuổi thiếu niên. Cơ chế bệnh còn nhiều phức tạp nhưng người ta thấy có sự liên quan đến các mạch xung đột với tần xuất cao trên người bệnh bị bệnh, thậm chí cao hơn cả đau dây Kết quả mổ nói chung không cao như mổ đau dây V, tiên lượng tốt trên người bệnh có thời gian bị bệnh ngắn và người bệnh trẻ.

 

CHỈ ĐỊNH

Co giật mức độ nặng.

Thất bại với điều trị nội, can thiệp tiêm Botox (Botulinum).

Cơn đau điển hình, trên chụp cộng hưởng từ có xung đột mạch máu thần kinh.

Người bệnh trẻ, tuổi không quá cao, đủ sức khỏe để thực hiện cuộc mổ.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có các bệnh mạn tính nặng, nhiễm trùng, không gây mê được.

Trên phim có các khối choán chỗ vùng góc cầu tiểu não.

Trong mổ có u, dị dạng chèn ép.

Tuổi cao (chống chỉ định tương đối, thường trên 70).

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Phẫu thuật viên chuyên khoa thần kinh.

Hai phụ mổ.

Kíp gây mê: Bác sĩ gây mê, KTV phụ gây me, nhân viên trợ giúp.

Kíp dụng cụ: Dụng cụ viên, chạy ngoài.

Người bệnh

Chuẩn bị mổ phiên: ngày hôm trước ăn nhẹ, gội đầu, không cạo đầu.

Hồ sơ, bệnh án đầy đủ, ký cam kết mổ.

Xét nghiệm cơ bản: chức năng, gan thận, đông máu, Xq ngực thẳng.

Phương tiện

Kính vi phẫu thuật, có khả năng ghi hình trong mổ.

Bộ dụng cụ vi phẫu: kéo vi phẫu, bipolaire đầu nhỏ, spatular nhỏ.

Miếng giải ép thần kinh Neuro-patch.

Máy kích thích theo dõi hoạt động điện thần kinh (NIM).

Dự kiến thời gian phẫu thuật: 180 phút

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Tư thế

Tùy thói quen phẫu thuật viên.

Tư thế nằm nghiêng sấp.

Tư thế nghiêng 90 độ.

Tư thế nằm ngửa (thường dùng nội soi).

Đặt máy kích thích dây VII bên mổ.

Vô cảm

Mê nội khí quản.

Kỹ thuật

Theo 6 bước:

Bước 1: Tư thế người bệnh.

Người bệnh nằm theo tư thế phù hợp PTV: nghiêng sấp, nghiêng, ngửa.

Bước 2: Rạch da.

Rạch da sau tai 3-5 cm.

Bước 3: Mở xương.

Đường sau xoang singma đường kính 2-3cm.

Bước 4: Bộc lộ vùng góc cầu tiểu não và dây V.

Đặt kính vi phẫu.

Mở màng cứng hút dịch não tủy, bóc tách màng nhện.

Tìm các mốc: lều tiểu não, tĩnh mạch đá trên (Dandy).

Phức hợp dây VII, VIII đi ra lỗ tai trong có gờ xương phía góc cầu.

Bước 5: Giải ép thần kinh.

Đặt miếng Neuro-patch kích thước phù hợp tách mạch máu-thần kinh.

Kiểm tra kết quả và cầm máu.

Bước 6: Đóng vết mổ.

Đóng kín màng cứng và đuổi khí.

Đặt bột xương.

Đóng vết mổ các 3 lớp: cân cơ, dưới da, da.

 

THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG

Theo dõi

Theo dõi chung: mạch, nhiệt độ, huyết áp, đồng tử, thời gian thoát mê, tri giác.

Theo dõi các tai biến, biến chứng.

Xử lý tai biến

Biến chứng tim mạch (trong mổ): thường là mạch nhanh hay HA tăng do kích thích thân não. Xử lý: lấy miếng giải ép ra, phối hợp dùng thuốc giảm đau (bác sĩ gây mê cho).

Chảy máu (trong mổ) hay do rách tĩnh mạch đá trên (Dandy). Xử lý: đa số ép Surgicel là cầm máu. Một số phải đốt tĩnh mạch này.

Chảy máu sau mổ: chảy máu sơm làm người bệnh tri giác trì trệ, lâu thoát mê hoặc không tỉnh, dấu hiệu TK khư trú. Chụp phim đánh giá. Xử lý: có thể điều trị bảo tồn hoặc dẫn lưu não thất nếu có giãn não thất.

Máu tụ trên lều: do giảm áp lực trong mổ, người bệnh có suy giảm tri giác. Xử lý: tùy kích thước và mức độ có thể phải mổ hoặc điều trị nội khoa.

Giãn não thất: thường do chảy máu, có thể cấp hoặc sau này. Xử lý: dẫn lưu não thất.

Viêm màng não: người bệnh sốt, hội chứng màng não, chọc dịch não tủy có thể có vi khuẩn, BC tăng. Xử lý: thay kháng sinh theo kháng sinh đồ, điều trị tích cực.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top