Chọc hút nước tiểu trên xương mu là kỹ thuật lấy nước tiểu chẩn đoán và điều trị trong một số bệnh tiết niệu. Đây là một kỹ thuật đặc biệt vì vậy không nên chỉ định rộng rãi và chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.
Cấy tìm vi khuẩn niệu làm kháng sinh đồ trong những trường hợp khó điều trị, đặc biệt ở trẻ em.
Không đặt được sonde tiểu khi người bệnh có bí tiểu và cầu bàng quang căng to.
Rối loạn đông máu nặng.
Đang được điều trị với chống đông: aspirin, warfarin, heparin.
Bác sĩ: 01 bác sĩ thực hiện thủ thuật
Điều dưỡng: 01 điều dưỡng
Giường thực hiện thủ thuật: 01 chiếc
Dung dịch betadin sát trùng: 01 lọ
Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc
Săng vô khuẩn loại không lỗ: 01 chiếc
Mảnh vải nhựa đặt dưới mông người bệnh
Thuốc gây tê lidocain 2%: 04 ống
Nước muối sinh lý 0,9%: 500ml
Kim tiêm, bơm tiêm 5ml: 01 chiếc
Bơm tiêm 20ml: 02 chiếc
Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói
Găng tay vô trùng: 02 đôi
Ống nghiệm: 04 ống
Người bệnh đã được làm các xét nghiệm về đông máu cơ bản và các xét nghiệm cơ bản khác.
Người bệnh được siêu âm thận tiết niệu và các xét nghiệm khác tùy theo nguyên nhân và chẩn đoán bệnh.
Người bệnh có chỉ định chọc hút nước tiểu trên xương mu.
Người bệnh và gia đình được nghe bác sĩ giải thích kỹ về tác dụng và tai biến của thủ thuật và ký vào giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật.
Bệnh án được hoàn thiện với các thủ tục dành cho người bệnh tiến hành làm thủ thuật: hồ sơ đã duyệt can thiệp thủ thuật, giấy cam đoan có ký xác nhận của người bệnh hoặc người nhà.
Kiểm tra người bệnh Đối chiếu tên, tuổi.
Người bệnh được kiểm tra mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật.
Bác sĩ khám và có thể siêu âm để chắc chắn người bệnh có cầu bàng quang ở thời điểm tiến hành thủ thuật.
Bác sĩ rửa tay, mặc áo thủ thuật, đi găng vô trùng
Người bệnh nằm ngửa, co chân, đầu gối co lên khoảng 60o, bàn chân đặt thoải mái.
Trải mảnh vải nhựa dưới mông người bệnh sau đó trải săng vô khuẩn không lỗ.
Sát trùng rộng toàn bộ vùng chuẩn bị làm thủ thuật.
Trải 01 săng vô khuẩn có lỗ.
Vị trí chọc: đường trắng giữa, trên khớp mu 1cm.
Gây tê da và tổ chức dưới da vùng chọc hút nước tiểu.
Chọc kim thẳng đứng qua da và tổ chức dưới da. Khi kim đã qua thành bàng quang thì hút nước tiểu, bỏ đi 5ml nước tiểu đầu để loại bỏ hồng cầu khi đầu kim đi qua thành bàng quang, tổ chức dưới da sau đó hút nước tiểu cho vào các ống nghiệm.
Trong trường hợp người bệnh bí đái thì có thể tiến hành hút bớt nước tiểu trong bàng quang ra ngoài để làm giảm áp lực trong bàng quang cho người bệnh.
Cho người bệnh về giường bệnh.
Các thông số sinh tồn: toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở.
Kiểm soát đau.
Theo dõi chảy máu vùng chọc hút.
Rất ít gặp. Nếu có chảy máu, ép chặt vị trí khoảng 15-30 phút sau đó băng cầm máu.
Rất ít gặp, cho người bệnh nhịn ăn và chờ hồi phục.
Gardam MA, Amihod B, Orenstein P, et al. 1998. Overutilization of indwelling urinary catheters and the development of nosocomial urinary tract infections. Clin Perform Qual Health Care. 6:99.
Cravens DD, Zweig S. 2000. Urinary catheter management. Am Fam Physician. 61:369.
Holroyd-Leduc JM, Sands LP, Counsell SR, et al. 2005. Risk factors for indwelling urinary catheterization among older hospitalized patients without a specific medical indication for catheterization. J Patient Saf. 1:201.
Jain P, Parada JP, David A et al. 1995. Overuse of the indwelling urinary tract catheter in hospitalized medical patients. Arch Intern Med. 155:1425.
Givens CD, Wenzel RP. 1980. Catheter-associated urinary tract infections in surgical patients: a controlled study on the excess morbidity and costs. J Urol. 124: 646.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh