Đặt sonde JJ là thủ thuật luồn một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt vào niệu quản và đưa lên bể thận.
Sonde JJ giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống đến bàng quang. Bằng cách này, thận tiếp tục hoạt động và giảm tổn thương do tắc nghẽn, đồng thời tránh những cơn đau quặn dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt.
Sonde JJ còn bảo vệ niệu quản, giúp niệu quản lành vết thương.
Đặt sonde JJ có thể giúp niệu quản giãn rộng, giúp các tiếp cận vào niệu quản dễ thành công hơn.
Khi có tắc nghẽn hoặc dự phòng tắc nghẽn ở niệu quản hoặc thận.
Nhiễm khuẩn đường niệu: viêm bàng quang, viêm niệu đạo vì dễ gây viêm bể thận ngược dòng.
01 bác sĩ, 01 điều dưỡng, 01 kỹ thuật viên Xquang.
Máy Xquang.
Máy soi bàng quang cứng (kim loại) hoặc mềm(sợi).
Bộ cáp quang dẫn truyền hình ảnh và màn hình video
Nguồn ánh sáng lạnh.
Nguồn nước vô trùng và hệ thống dẫn nước vào máy.
Giường kiểu khám phụ khoa có thể điều chỉnh lên xuống tự động.
Găng vô trùng 2 đôi.
Cồn betadin sát trùng: 01 lọ.
Gạc vô trùng: 01 gói.
Kẹp vô trùng: 01 cái.
Quần áo mổ: 02 bộ.
Mũ, khẩu trang: 02 bộ.
Bộ sonde JJ: 01 bộ .
Thuốc gây mê hoặc gây tê tủy sống tùy từng trường hợp.
Cần được giải thích kỹ trước khi làm thủ thuật, tiêm thuốc gây mê hoặc gây tê tuỷ sống.
Giảm đau cho người bệnh: bằng tiêm thuốc gây mê hoặc gây tê tuỷ sống.
Tư thế người bệnh nằm theo tư thế sản khoa.
Soi kiểm tra: đặt máy soi bàng quang, cho nước và bàng quang kiểm tra tình trạng bàng quang, xác định vị trí 2 lỗ niệu quản và quan sát tình trạng lỗ niệu quản cần đặt sonde JJ.
Đưa sonde JJ ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang, lên niệu quản, lên bể thận qua ống soi bàng quang.
Kiểm tra vị trí của sonde JJ bằng X quang.
Điều trị kháng sinh.
Theo dõi, dùng thuốc cầm máu, truyền máu trong trường hợp mất quá nhiều máu.
Xử trí ngoại khoa.
Dyer RB, Chen MY, Zagoria RJ, et all (2002) Complications of ureteral stent placement. Radiographics; 22:1005–1022
Ringel A, Richter S, Shalev M, Nissenkorn I. (2000) Late complications of ureteral stents. Eur Urol; 38:41–44
Maan Z, Patel D, Moraitis K, et al. (2010) Comparison of stent-related symptoms between conventional double-J stents and a new-generation thermoexpandable segmental metallic stent: a validated-questionnaire-based study. J Endourol; 24:589 - 593
Papatsoris AG, Buchholz N. (2010) A novel thermo-expandable ureteral metal stent for the minimally invasive management of ureteral strictures. J Endourol; 24: 487 - 491
Akay AF, Aflay U, Gedik A, et all (2007) Risk factors for lower urinary tract infection and bacterial stent colonization in patients with a double J ureteral stent. Int Urol Nephrol; 39:95 - 98.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh