Ngày nay, tại Việt Nam, theo thống kê từ các trung tâm niệu khoa, bệnh sỏi đường tiết niệu chiếm từ 2/3 đến 3/4 trong các bệnh về đường tiết niệu.
Có khoảng 80% sỏi niệu quản từ trên thận rớt xuống. Một số sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… Các yếu tố này dễ làm ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể và kết tụ thành sỏi.
Những hòn sỏi có đường kính nhỏ hơn 5 mm, trơn láng có khả năng tự ra được qua con đường bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, những hòn sỏi có hình dáng sần sùi, gai góc có nhiều khả năng không thoát ra được mà vướng lại trong lòng niệu quản.
Khi sỏi bị vướng lại ở niệu quản sẽ làm tắc đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bang quang khiến thận bị ứ nước, gây nhiễm trùng, viêm thận dẫn đến suy giảm chức năng thận, tàn phá các tiểu cầu thận, giãn đài bể thận, thận giãn to và mỏng dần.
Điều trị sỏi đường tiết niệu muốn có hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng.Thông thường khi phát hiện sỏi có kích thước nhỏ, bác sĩ thường chỉ định thực hiện điều trị nội khoa với một số lưu ý như:
Với trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa – phẫu thuật lấy sỏi. Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật bao gồm:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh