Tán sỏi ngoài cơ thể là một trong ba phương pháp tán sỏi công nghệ cao giúp điều trị sỏi tiết niệu an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp tán sỏi này có nhiều ưu điểm vượt trội như không xâm lấn, tán được nhiều loại sỏi, không đau, không nằm viện,… Cùng tìm hiểu chi tiết phương pháp tán sỏi này trong bài viết sau đây.
1. Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp tán sỏi như thế nào?
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng xung kích hội tụ, sóng xung kích xuyên qua da vào vị trí có sỏi và phá vỡ viên sỏi. Phương pháp này không xâm lấn, bệnh nhân không phải chịu bất kỳ một tác động nào từ dao kéo. Sau khi được tán sỏi, trong thời gian từ một đến hai tuần, các mảnh sỏi bị vỡ vụn sẽ thoát ra theo đường tiểu tự nhiên của cơ thể ra bên ngoài.
2. Khi nào có thể thực hiện và không thể thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể
2.1. Áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể cho những trường hợp nào?
– Phương pháp này áp dụng cho sỏi thận có kích thước không quá 2cm. Đồng thời cũng tán được sỏi niệu quản không quá 1,5cm.
– Tán được sỏi nằm ở bể thận do sỏi nằm trong môi trường nước nên dễ bị phá vỡ nhất.
– Tán được sỏi ở vị trí niệu quản đoạn ⅓ trên.
– Áp dụng cho bệnh nhân bị sỏi thận những số lượng không quá 3 viên.
– Áp dụng tán sỏi trong trường hợp sỏi bị tái phát sau phẫu thuật.
2.2. Tán sỏi ngoài cơ thể không áp dụng khi nào?
– Phương pháp này không áp dụng với phụ nữ đang mang thai.
– Người bệnh đang mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng như các bệnh về tim, não, thận, tai biến…
– Người bệnh bị rối loạn động máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
– Người bị bệnh truyền nhiễm.
– Người đang bị tắc nghẽn đường tiết niệu, tuy nhiên điều trị khỏi có thể áp dụng.
– Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính cần điều trị khỏi mới có thể áp dụng.
3. Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Đây là kỹ thuật ngoại khoa không xâm lấn, không gây chảy máu, không đau. Tránh được lo lắng nhiễm trùng vết mổ hay để lại sẹo xấu so với mổ. Sau tán sỏi, người bệnh nhanh phục hồi.
Phương pháp tán sỏi này không xâm lấn nên không gây ảnh hưởng đến thận. Thậm chí, chức năng của thận sau tán sỏi còn được cải thiện rất nhiều.
Chi phí hợp lý. Thời gian nằm viện ngắn.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như: Không áp dụng được tán sỏi kích thước lớn. Với những viên sỏi to, phải thực hiện tán sỏi đến 2 lần (mỗi lần cách nhau 2, 3 tuần).
4. Những biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện tán sỏi
Tỷ lệ gặp phải biến chứng sau tán sỏi thường thấp. Các biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải như:
– Người bệnh cảm thấy bị đau các tạng trong ổ bụng.
– Người bệnh tiểu ra máu do những mảnh sỏi bài tiết ra ngoài cọ sát vào đường tiểu.
– Người bệnh có thể bị tụ máu dưới bao thận. Nguyên nhân gây ra do sỏi vỡ thành mảnh vụn đào thải nhanh xuống niệu quản.
– Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu sau tán sỏi. Do khi sỏi được tán vụn, vi khuẩn được phát tán sinh sôi trong môi trường nước tiểu.
– Người bệnh có thể gặp biến chứng nặng nề như vỡ thận, vỡ gan hoặc vỡ nách.
Tuy nhiên, tất cả những biến chứng này đều phụ thuộc vào trình độ bác sĩ và trang bị máy móc tán sỏi. Bởi, kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể là kỹ thuật khó đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ hệ thống máy tán sỏi đời mới, hiện đại. Do vậy, khi thực hiện tán sỏi người bệnh nên chọn cơ sở y tế uy tín.
5. Quy trình thường quy của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Sau khi được thăm khám, bác sĩ tư vấn về phương pháp tán sỏi. Bệnh nhân được đưa vào phòng tán sỏi vô khuẩn.
Người bệnh ở tư thế nằm ngửa thoải mái trên bàn tán sỏi, tinh thần ổn định, thở đều để tránh trường hợp viên sỏi di chuyển theo nhịp thở.
Bác sĩ bôi một lớp gel siêu âm lên vùng da tương đương vị trí sỏi cần tán.
Bác sĩ tiến hành tán sỏi cho bệnh nhân thông qua những nút điều khiển trên máy tán sỏi.
Những triệu chứng thường gặp sau tiến hành tán sỏi, bệnh nhân không cần quá lo lắng như:
– Bệnh nhân xuất hiện tình trạng đi tiểu có lẫn máu trong thời gian khoảng 72 giờ sau tán sỏi.
– Sau tán sỏi, viên sỏi vỡ ra và di chuyển để bài xuất ra bên ngoài qua đường tiểu nên người bệnh sẽ thấy bị đau.
– Xuất hiện bầm tím tại vị trí tán sỏi, vết bầm tím này sẽ tự hết không cần can thiệp.
– Người bệnh bị sốt do vi khuẩn từ viên sỏi vỡ được giải phóng. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc.
6. Phòng tái phát sau khi áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể
Điều trị sỏi tiết niệu có đặc điểm chung là dễ hình thành và dễ tái phát. Chính vì vậy, sau khi điều trị bệnh sỏi thành công, việc thay đổi thói quen ăn uống rất quan trọng. Chế độ ăn uống khoa học và tập luyện lành mạnh là cơ sở hỗ trợ điều trị và phòng bệnh sỏi tái phát. Dưới đây là những gợi ý đơn giản nhưng giúp phòng sỏi tái phát rất hiệu quả:
– Nên uống nhiều nước sau khi thực hiện tán sỏi.
– Không được nhịn tiểu.
– Tránh va chạm vào vùng da, cơ thể vừa thực hiện tán sỏi.
– Tuân thủ đúng về chỉ định sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
– Bổ sung thực phẩm chống tạo sỏi như trái cây, rau củ quả tươi.
– Tuyệt đối không được bỏ qua lịch hẹn tái khám.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh