✴️ Bệnh trĩ lâu năm có chữa được không? – Góc giải đáp

Nội dung

Bệnh trĩ lâu năm là dạng bệnh lý mạn tính và kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Vậy bệnh trĩ khi đã để lâu năm có điều trị được không, điều trị ra sao là điều bệnh nhân nào cũng cần biết. Tìm hiểu những thông tin cần thiết trong bài viết này của chúng tôi.

 

1. Bệnh trĩ lâu năm có điều trị được không?

1.1. Thông tin cơ bản về trĩ

Để biết trĩ lâu năm có điều trị được không. Người bệnh cần hiểu về các thông tin cơ bản của bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là tình trạng khó chịu, sưng đau ở vùng hậu môn do sự xuất hiện của những búi trĩ. Búi trĩ là những búi thịt sưng to do sợi tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức. Búi trĩ thường tụ máu, chảy máu, ứ và sưng đau.

Tùy vào vị trí của búi trĩ mà phân biệt 2 loại trĩ là trĩ ngoại và trĩ nội. Vị trí ở mép hậu môn và bên ngoài của vùng hậu môn được gọi là búi trĩ ngoại. Búi trĩ xuất hiện bên trong trực tràng, không thể quan sát ở bên ngoài bằng  mắt thường là búi trĩ nội.

Trĩ giai đoạn nhẹ chỉ gây khó chịu và đau rát khi đi đại tiện, khi ngồi xổm quá lâu hoặc có tác động tới vùng hậu môn. Tuy nhiên, trĩ chuyển cấp độ nặng sẽ gây đau đớn, ngứa rát suốt cả ngày khiến người bệnh không thể sinh hoạt bình thường.

Bệnh trĩ bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại với vị trí nằm ở trên và dưới đường lược.

 

1.2. Giải đáp bệnh trĩ lâu năm chữa được không?

Ở một số người, bệnh trĩ có thể chữa khỏi sớm hơn do chủ động điều trị đồng thời kiêng cữ, có chế độ ăn hợp lý để tránh trĩ tái phát. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị trĩ thường nhất quyết không chịu điều trị vì lý do e ngại, bận rộn và chủ quan. Từ đó, bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn mạn tính và lâu năm, cơn khó chịu vẫn cứ kéo dài mãi. Một số bệnh nhân mắc trĩ lâu năm là bởi mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, cơ địa dễ tái phát và mắc bệnh, không chú ý cải thiện chế độ sinh hoạt và ăn uống.

Người bị trĩ lâu năm thì quá trình điều trị sẽ lâu dài và cần sự kiên trì lớn hơn so với người vừa mới mắc bệnh. Tuy nhiên, người bị trĩ lâu năm vẫn có thể được điều trị khỏi bệnh nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu trĩ lâu năm chỉ gây ra những dấu hiệu hơi khó chịu và bạn cảm thấy vẫn chịu dựng được thì cũng không nên nuôi bệnh trong người. Bởi vì đến 1 lúc nào đó, trĩ sẽ phát triển lớn và gây biến chứng nếu không được xử trí kịp thời. Búi trĩ to có thể bị vỡ, bị sà xuống không co được, bị nghẹt tại vùng hậu môn gây hoại tử. Lúc đó việc điều trị vô cùng phức tạp, tốn kém và đau đớn. Vì vậy, người bị trĩ cần chữa ngay khi phát hiện bệnh.

Bệnh trĩ gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày nếu không được điều trị sớm

Bệnh trĩ gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày nếu không được điều trị sớm.

 

2. 3 Cách điều trị bệnh trĩ lâu năm

2.1. Điều trị bệnh trĩ lâu năm bằng nội khoa

Bệnh trĩ mạn tính thường được kê đơn dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm… Các triệu chứng khó chịu sẽ đượ cải thiện khi dùng thuốc. Nếu vùng hậu môn xuất hiện các vấn đề viêm nhiễm có thể dùng thuốc bôi trực tiếp. Một số loại thuốc cũng giúp củng cố thành mạch hậu môn, hạn chế sự xuất hiện của búi trĩ mới.

2.2. Điều trị bằng chế độ chăm sóc tại nhà

Bệnh trĩ quan trọng là sự chăm sóc, chú ý chế độ dinh dưỡng ăn uống, sinh hoạt để ngăn chặn tận gốc nguyên nhân gây ra trĩ. Một số phương pháp cần thiết để cải thiện bệnh trĩ như sau:

– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho người bệnh trĩ như chất xơ, rau xanh, vitamin, khoáng chất. Có thể uống nước ép bổ sung, bổ sung các loại đậu, hạt…

– Uống đủ nước sạch hằng ngày. Điều này là vô cùng quan trọng để lợi tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa tốt, ngăn táo bón.

– Hạn chế dùng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, các đồ uống ngọt có ga và nhiều đường hóa học.

– Tuyệt đối không ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán, đồ khó tiêu nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa quá tải và xuất hiện tình trạng táo bón, khó chịu, đau bụng, chướng bụng. Qúa trình đi vệ sinh không thuận lợi sẽ tác động không tốt tới búi trĩ.

–  Ngâm hậu môn trong nước ấm pha muối để làm dịu vùng hậu môn mỗi khi đi vệ sinh xong.

– Chú ý lựa chọn trang phục thoải mái, chất liệu thoáng tránh cọ xát vào vùng bị trĩ.

– Chú ý vệ sinh đúng cách, lau chùi nhẹ nhàng, sạch sẽ vùng hậu môn bằng khăn không kích ứng.

– Thể dục thể thao hằng ngày để quá trình trao đổi chất thuận lợi và dễ dàng hơn.

2.3. Điều trị ngoại khoa

Bệnh trĩ lâu năm nếu chuyển sang giai đoạn nặng thì sẽ cần phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. Phương pháp đang được ưu tiên ứng dụng hiện nay đó là mổ trĩ Longo tác động tại vùng vô cảm của ống hậu môn. Nhờ vậy người bệnh đỡ đau đớn, đỡ khó chịu, ít đau mà thời gian phục hồi cũng nhanh hơn.

Khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần lựa chọn những đơn vị uy tín có chuyên khoa Tiêu hóa với bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm nhiệt tình. Như vậy, việc mổ trĩ sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn, tránh được các biến chứng sau mổ.

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh không có lối thoát, nếu người bệnh cố gắng kiên trì, tuân thủ chỉ định điều trị và gìn giữ sau điều trị thì vẫn có thể dứt điểm bệnh. Đừng ngần ngại điều trị bệnh vì việc chữa trĩ bây giờ đã rất nhanh chóng, hiệu quả và vô cùng riêng tư.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top