✴️ Bị tắc ruột có nguy hiểm không?

Nội dung

Bị tắc ruột có nguy hiểm không?

Tắc ruột là gì? Tắc ruột là tình trạng các chất trong ruột không thể lưu thông, tích tụ lại trong ruột có thể gây thủng ruột hoặc rò rỉ các thành phần trong ruột vào khoang ổ bụng.

Tắc ruộ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong cấp cứu ổ bụng, chỉ đứng sau viêm ruột thừa. Các triệu chứng hay gặp khi bị tắc ruột bao gồm: Đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng co thắt dữ dội, bụng sưng phù… Các triệu chứng của tắc ruột thường xuất hiện rầm rộ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Tắc ruộ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong cấp cứu ổ bụng, chỉ đứng sau viêm ruột thừa.

Tắc ruộ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong cấp cứu ổ bụng, chỉ đứng sau viêm ruột thừa.

Bị tắc ruột có nguy hiểm không? Tắc ruột nếu không được phát hiện sớm và tiến hành cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hoại tử một phần ruột thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, khi có các triệu chứng của tắc ruột, người bệnh nên nhập viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

 

Nguyên nhân gây tắc ruột là gì?

Tắc ruột do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:

  • Do sự tắc nghẽn cơ học hoặc liệt ruột.
  • Thoát bị nghẹn
  • Bệnh viêm nhiễm như bệnh Crohn
  • Dính ruột hoặc hình thành các mô sẹo do một cuộc phẫu thuật ổ bụng trước đó
  • Do các khối gây tắc ruột như ung thư đại tràng
  • Do táo bón nặng
  • Sỏi mật
  • Xoắn ruột
  • Nuốt phải dị vật
  • Lồng ruột…

Để biết chính xác nguyên nhân gây tắc ruột, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây tắc ruột, đồng thời đánh giá đúng tình trạng tắc ruột, từ đó có biện pháp xử trí đúng đắn cho người bệnh.

 

Cần làm gì khi bị tắc ruột?

Khi bị tắc ruột, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để  được thăm khám và điều trị, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Khi bị tắc ruột, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để  được thăm khám và điều trị, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Khi bị tắc ruột, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để  được thăm khám và điều trị, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Hầu hết các trường hợp bị tắc ruột được chỉ định phẫu thuật. Người bệnh sẽ được truyền dịch trong vòng 6-8 giờ liên tục để làm giảm tình trạng mất nước và ngăn tình trạng sốc trong khi phẫu thuật. Nếu các mô ruột tại vị trí tắc đã bị hoại tử sẽ phải tiến hành cắt bỏ.

Thuốc dùng trong điều trị tắc ruột:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống nôn
  • Thuốc kháng sinh phòng chống nhiễm trùng

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top