Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức và phình to của các đám rối tĩnh mạch tại vùng mô quanh hậu môn – trực tràng, hình thành nên các búi trĩ. Bệnh thường xảy ra do áp lực gia tăng kéo dài trong lòng mạch, điển hình như trong táo bón mạn tính, tư thế ngồi lâu, ít vận động hoặc các bệnh lý nền liên quan.
Bệnh có thể chia thành 3 thể chính: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mức độ bệnh được phân loại theo 4 độ (I – IV) tùy vào mức độ sa của búi trĩ và triệu chứng lâm sàng.
Việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào thể bệnh, mức độ nặng nhẹ và biến chứng đi kèm. Mục tiêu điều trị là:
Giảm triệu chứng (đau, chảy máu, sa búi trĩ),
Ngăn tiến triển bệnh và biến chứng,
Cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tùy từng trường hợp, có thể áp dụng điều trị nội khoa, thủ thuật can thiệp hoặc phẫu thuật.
Áp dụng cho bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ (trĩ độ I – II) hoặc kết hợp sau điều trị chuyên khoa nhằm phòng tái phát.
Chế độ ăn: Tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt; uống đủ 2–2.5 lít nước/ngày; hạn chế thực phẩm gây táo bón như thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, cà phê, rượu, trà đặc.
Điều chỉnh thói quen đại tiện: Đi đại tiện vào giờ cố định mỗi ngày; không nhịn, không rặn kéo dài; ngồi đúng tư thế.
Vận động: Tránh ngồi hoặc đứng lâu; không mang vác nặng; tập luyện thể dục đều đặn như đi bộ, yoga, bơi lội.
Ngâm hậu môn bằng nước ấm: 15 phút/lần, 2–3 lần/ngày hoặc sau mỗi lần đại tiện giúp giảm đau và sưng viêm.
Vệ sinh hậu môn: Dùng khăn mềm hoặc nước sạch rửa sau đại tiện, tránh dùng giấy cứng hoặc lau mạnh gây tổn thương.
Áp dụng cho trĩ từ độ II có triệu chứng nặng, độ III – IV hoặc trĩ có biến chứng như sa nghẹt, thuyên tắc, viêm nhiễm.
Thuốc đường uống:
Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch: như flavonoid, diosmin – hesperidin.
Kháng viêm, giảm đau, chống phù nề: paracetamol, NSAIDs theo chỉ định.
Thuốc nhuận tràng: khi có kèm theo táo bón.
Thuốc tại chỗ:
Kem, thuốc đặt hậu môn: chứa hydrocortison, lidocain, kẽm oxyd, hoặc các thành phần kháng viêm, kháng sinh phối hợp.
Trĩ thuyên tắc: Điều trị bảo tồn kết hợp giảm đau và ngâm nước ấm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định rạch búi trĩ để lấy cục máu đông nếu đau dữ dội và không đáp ứng thuốc.
Trĩ nội sa nghẹt: Nếu búi trĩ sa không tự co lên, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật thu nhỏ và đẩy vào lại hậu môn. Trường hợp không đáp ứng, cần phẫu thuật.
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su (Rubber band ligation): Hiệu quả cho trĩ nội độ II – III.
Chích xơ búi trĩ: Dành cho trĩ nội độ I – II.
Quang đông hồng ngoại hoặc điện đông.
Trĩ độ III – IV.
Trĩ có biến chứng: sa nghẹt, chảy máu kéo dài, viêm – hoại tử.
Không đáp ứng với điều trị nội khoa và thủ thuật.
Phẫu thuật Milligan-Morgan: Cắt búi trĩ kinh điển.
Phẫu thuật Longo (PPH): Cắt khâu vòng búi trĩ bằng stapler.
Laser hoặc sóng cao tần (RF): Ít xâm lấn, giảm đau, phục hồi nhanh.
Tái khám đúng hẹn sau điều trị.
Tuân thủ chế độ ăn, sinh hoạt như đã hướng dẫn.
Điều trị triệt để các bệnh nền như táo bón mạn, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh