Nứt kẽ hậu môn tự lành được không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là một bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại khu vực hậu môn – trực tràng. Do vị trí khá nhạy cảm nên nhiều người bệnh cảm thấy e ngại khi phải đi khám. Thế nên, họ luôn mong muốn rằng nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi hoặc tự chữa trị được tại nhà. Vậy khả năng tự điều trị của có thể đối với bệnh lý này là gì?
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có một hoặc nhiều vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn. Đây là một trong những bệnh lý điển hình, thường gây đau rát hậu môn kèm hiện tượng chảy máu trong và sau khi đi tiêu. Bệnh nứt kẽ hậu môn được chia ra thành hai giai đoạn:
– Nứt hậu môn cấp tính: vết nứt hậu môn nông, nhỏ, có dấu hiệu viêm nề nhẹ và không kéo dài quá 6 tuần. Người bệnh có cảm giác đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
– Nứt hậu môn mạn tính: xảy ra khi tình trạng bệnh kéo dài hơn 6 tuần. Các vết nứt sâu và rộng hơn. Người bệnh sẽ dễ dàng cảm nhận được các cơn đau thắt khó chịu và mệt mỏi kéo dài.
Tình trạng nứt hậu môn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính. Nhưng thường gặp nhất ở người trong độ tuổi trung niên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi đây là nhóm tuổi dễ bị táo bón nhất.
Đối với câu hỏi “nứt kẽ hậu môn tự lành được không?”, các chuyên gia cho biết: Muốn biết bệnh có tự lành hay không cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh lý để đưa ra kết luận.
Thông thường, trong giai đoạn đầu, các vết nứt hậu môn thường có kích thước khá nhỏ. Vì vậy, chúng vẫn có thể tự lành lại sau một thời gian ngắn nếu người bệnh cải thiện được tình trạng táo bón. Đây là tác động của cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Tuy nhiên, khi vi khuẩn tấn công ồ ạt, các vết rách hậu môn sâu và rộng thì khả năng tự lành lại là hoàn không thể xảy ra. Vì mức độ của bệnh đã vượt qua khả năng thích ứng và cơ chế tự làm lành của cơ thể. Khi này, người bệnh buộc phải nhờ đến sự can thiệp y khoa thì mới có thể đạt được mục đích khỏi bệnh hoàn toàn.
Đặc biệt, những vết nứt ở hậu môn – một vị trí nhạy cảm, nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây hại. Chúng có thể khiến cho các vết nứt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh chủ quan, trì hoãn việc điều trị thì khả năng tăng nặng bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Khi này, người bệnh không chỉ phải đối mặt với tình trạng đau rát và chảy máu khi đại tiện mà còn có nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng nghiêm trọng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị rách hậu môn gây chảy máu, người bệnh không nên đợi nứt kẽ hậu môn tự lành mà cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn chủ yếu vẫn là nội khoa kết hợp ngoại khoa. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe người bệnh.
Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, khi các vết nứt còn nhỏ. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc làm mềm phân (giảm triệu chứng táo bón, cải thiện vấn đề đại tiện), thuốc kháng sinh (giảm viêm, nhiễm trùng và chảy dịch ở hậu môn), thuốc giảm đau (giảm các cơn đau rát) kết hợp với các dạng thuốc mỡ đặc trị thoa tại chỗ. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm giãn tĩnh mạch và tăng lưu lượng máu lưu thông đến vùng hậu môn – trực tràng. Từ đó, các vết nứt tại kẽ hậu môn có thể tự lành lại.
Song song với đó là việc vệ sinh hậu môn đúng cách, sạch sẽ và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (khẩu phần ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước,…), kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh khỏi.
Nếu tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài gây viêm, nhiễm trùng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh được chỉ định làm các phẫu thuật để mang lại hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn bao gồm:
– Nong hậu môn: giúp nới cơ vòng hậu môn và ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp. Trong thủ thuật này,, hậu môn sẽ được nong dần ra bằng panh hậu môn. Người bệnh có thể được chỉ định nong hậu môn nếu bị nứt kẽ hậu môn mãn tính với các triệu chứng tái phát.
– Phẫu thuật cắt mở cơ trong hậu môn phía trên: đây là thủ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị các vết nứt ở hậu môn. Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ bên lòng trong của cơ vòng bên cạnh tương ứng với chiều dài khe nứt. Mục đích nhằm làm giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn.
– Cắt các mô xung quanh vết nứt: trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn phần nứt hậu môn để vết thương hở tự lành một cách tự nhiên. Phương pháp này thường được kết hợp thực hiện với cắt mở cơ thắt trong hoặc kết hợp với các loại thuốc bổ trợ khác
Nứt kẽ hậu môn là bệnh thường gặp, có diễn biến phức tạp và tỷ lệ tái phát cao. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh, mỗi người cần:
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ; uống nhiều nước; hạn chế sử dụng những phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ… để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, giúp phòng táo bón và các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng khác.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: luyện tập thể dục thể thao từ 30-45 phút mỗi ngày; hạn chế dùng rượu, bia và các chất kích thích khác; tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, không nên nhịn hoặc rặn mạnh khi đại tiện.
– Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: vệ sinh hậu môn khô thoáng và sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đi đại tiện bằng khăn, giấy mềm, nước ấm.
– Điều trị dứt điểm các bệnh về tiêu hóa như ỉa chảy hay táo bón.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các vấn đề nứt kẽ hậu môn tự lành được không và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả. Tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi nhưng tỷ lệ thành công là rất thấp. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đi thăm khám và chữa trị sớm khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường. Bệnh xử lý càng sớm thì khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh