1. Nứt kẽ hậu môn là gì?
Bệnh nứt kẽ hậu môn là tình trạng nếp gấp ở ngoài hậu môn bị nứt gây đau, ngứa và chảy máu, đặc biệt là khi người bệnh đi đại tiện. Đôi khi khe nứt đủ sâu để lộ mô cơ bên dưới.
Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở mọi độ tuổi, và thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người già.
Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở bất cứ ai
2. Nguyên nhân và triệu chứng nứt kẽ hậu môn
2.1. Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thường gặp nhất là do tình trạng táo bón. Phân lớn và cứng khiến việc đi đại tiện khó khăn và người bệnh phải rặn mạnh. Do vậy, sẽ làm nếp gấp hậu môn bị rách, hình thành vết nứt ở kẽ hậu môn.
Các nguyên nhân khác gây nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Bệnh Crohn hoặc bệnh IBD
- Căng thẳng trong khi sinh con
- Giảm lưu lượng máu đến vùng hậu môn
- Cơ vòng hậu môn bị căng ra quá mức
- Dùng giấy vệ sinh cứng
- Viêm nhiễm vùng hậu môn
Một số bệnh lý hiếm gặp hơn có thể dẫn tới nứt kẽ hậu môn:
- Ung thư hậu môn
- HIV
- Bệnh lao
- Bệnh giang mai
Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn
2.2. Triệu chứng nứt kẽ hậu môn
- Đau hậu môn khi đi đại tiện và kéo dài một thời gian, sau đó dễ chịu hơn cho đến lần đi đại tiện kế tiếp. Thường bị đau nhói như vết cắt hoặc bị rách mỗi khi phân đi qua hậu môn, nhất là phân rắn. Nhiều trường hợp đau kiểu nóng rát và kéo dài nhiều giờ sau khi đi đại tiện xong.
- Chảy máu có thể có nhưng thường số lượng máu không nhiều, máu có màu đỏ nhạt.
- Chảy dịch ở vết nứt kẽ hậu môn.
- Ngứa hậu môn: do sự kích thích của dịch tiết nứt kẽ hậu môn
- Táo bón là triệu chứng thường thấy, đặc biệt ở người cao tuổi
- Tiểu buốt, tiểu rắt: do bị kích thích nên hệ tiết niệu cũng có ảnh hưởng (bàng quang) gây nên triệu chứng này.
3. Cách điều trị nứt kẽ hậu môn
Trong hầu hết các trường hợp, vết nứt kẽ hậu môn có thể tự lành trong vòng 2-3 tuần. Nếu vết nứt kéo dài hơn 8 tuần thì được coi là mạn tính hoặc lâu dài.
Nứt kẽ hậu môn có thể được điều trị khỏi nếu bệnh nhân:
Bổ sung chất xơ và ăn nhiều trái cây tươi và rau cải có thể giảm tình trạng nứt kẽ hậu môn
- Uống nhiều nước
- Bổ sung chất xơ và ăn nhiều trái cây tươi và rau cải
- Bôi các loại thuốc như nitroglycerin vào hậu môn để thúc đẩy lưu lượng máu hoặc kem hydrocortisone để giảm triệu chứng viêm, dùng thuốc giảm đau… Tuy nhiên, thuốc nitroglycerine có thể gây tác dụng không mong muốn như nhức đầu, hạ huyết áp và chóng mặt. Vì vậy, cần theo dõi huyết áp và thông báo cho bác sĩ điều trị biết.
- Nếu đã bị táo bón dài ngày thì cần được uống thuốc chống táo bón (Duphalac, Forlax…), nhằm làm mềm phân và nhuận tràng.
- Ngoài ra, nên dùng một số thuốc giảm đau, giãn cơ
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp