Trực tràng là đoạn ruột thẳng nằm ở vị trí cuối đại tràng (hay còn được gọi là ruột già), và dài khoảng 11-15cm. Trực tràng là cầu nối giữa đại tràng và ống hậu môn, từ bộ phận này phân sẽ được đào thải ra ngoài. Ở nam giới trực tràng nằm sau bàng quang, còn ở nữ giới bộ phận này nằm ngay sau tử cung.
Các trường hợp cần phẫu thuật cắt bỏ trực tràng đó là:
Phẫu thuật cắt trực tràng được thực hiện sau khi người bệnh được gây mê toàn thân. Có hai phương pháp là mổ mở và mổ nội soi. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.
So với phương pháp mổ mở thì cắt trực tràng nội soi là phương pháp mới, tiên tiến và mang lại nhiều ưu điểm như:
Sau phẫu thuật cắt trực tràng, người bệnh được chuyển qua phòng chăm sóc hậu phẫu và được điều dưỡng viên theo dõi tình hình sức khỏe cho đến khi thuốc mê hết tác dụng, người bệnh tỉnh lại. Nếu tình hình sức khỏe người bệnh ổn, bệnh nhân đủ tỉnh táo thì sẽ được chuyển lên khoa.
Một ngày sau mổ hầu hết bệnh nhân đã có thể đứng dậy đi lại. Người bệnh cần đứng dậy và vận động nhẹ nhàng càng sớm càng tốt để kích thích nhu động ruột và làm máu lưu thông dễ dàng, tránh tình trạng dính ruột, tắc ruột.
Bệnh nhân sẽ được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống được bình thường trở lại. Đa số các trường hợp sau 4-5 ngày hậu phẫu là có thể ăn nhẹ, ăn uống các món ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc giảm đau và một số loại kháng sinh để giảm đau, chống viêm
Sau phẫu thuật 1-2 tuần nếu không có bất thường gì xảy ra, bệnh nhân có thể xuất viện.
Thường thì bệnh nhân có thể trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường trong vòng 1-3 tuần sau mổ, nhưng để bình phục hoàn toàn và đảm bảo sức khỏe thì cần thời gian lâu hơn. Do đó, bệnh nhân dù đã hồi phục, thời gian đầu sau phẫu thuật từ 4-6 tuần cần tránh gắng sức, tránh làm những việc nặng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh