Polyp đại tràng là những khối mô bất thường phát triển trên lớp niêm mạc của đại tràng (ruột già). Đa số polyp là lành tính, nhưng một số có thể phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Nguyên nhân hình thành polyp chủ yếu do đột biến gen khiến tế bào niêm mạc ruột không chết theo chu trình bình thường mà tiếp tục tăng sinh, dẫn đến hình thành khối u nhỏ gọi là polyp.
Polyp đại tràng hình thành ở lớp niêm mạc của đại tràng (ruột già).
Hầu hết các trường hợp không có triệu chứng và chỉ phát hiện tình cờ qua nội soi tầm soát. Tuy nhiên, khi polyp phát triển lớn, có thể gây:
Chảy máu trực tràng
Rối loạn đại tiện (tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài)
Phân thay đổi hình dạng, màu sắc
Cảm giác khó chịu vùng bụng
Người trên 50 tuổi
Có tiền sử gia đình mắc polyp đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng
Người mắc hội chứng di truyền như FAP, Lynch...
Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều thịt đỏ, hút thuốc, béo phì
Nội soi đại tràng (ưu tiên): Giúp quan sát toàn bộ ruột già và cắt polyp ngay trong quá trình soi
Xét nghiệm phân tìm máu ẩn
Nội soi đại tràng sigma linh hoạt
Chụp cắt lớp đại tràng (CT colonography)
Khuyến nghị: Người từ 50–75 tuổi nên tầm soát định kỳ. Người có yếu tố nguy cơ nên tầm soát sớm hơn theo chỉ định bác sĩ.
Polyp đại tràng có thể được phát hiện qua nội sọi đại tràng
Cắt polyp qua nội soi: là phương pháp phổ biến, an toàn và hiệu quả
Phẫu thuật: áp dụng khi polyp quá lớn hoặc khó tiếp cận bằng nội soi
Sau khi cắt polyp, nguy cơ tái phát vẫn còn, nên người bệnh cần:
Tái khám định kỳ
Làm nội soi lại theo lịch hẹn của bác sĩ
Tầm soát sớm giúp phát hiện polyp trước khi chuyển thành ung thư
Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, mỡ động vật
Tăng cường vận động, tránh béo phì, bỏ thuốc lá và rượu bia
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp