Thoát vị bẹn là bệnh lý thoát vị thành bụng phổ biến mà mọi đối tượng đều có thể mắc phải đặc biệt là ở người già. Thoát bị bẹn thường gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên bệnh có xu hướng mắc nhiều ở nam giới, người cao tuổi. Vậy bệnh thoát vị bẹn người già có nguy hiểm gì, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị ra sao?
Thoát vị bẹn người già là bệnh lý gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, nhất là khi nhấc một vật nặng, khi cúi người, khi ho. Bệnh thường gặp ở người già có thành bụng yếu, béo phì, lao động nặng, gặp nhiều ở nam giới. Tình trạng thoát vị bẹn xảy ra khi các tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối,… chui xuống bìu. Sau đó, chúng đi qua ống bẹn hoặc chui ra thành bụng vùng bụng có ống dẫn tinh chạy qua. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Thoát vị bẹn gặp ở người già được hình thành do sự kết hợp giữa sự yếu của thành bụng và các cơ vùng bẹn. Cùng với đó là sự tăng áp lực xảy ra ở vị trí thoát vị cũng là một nguyên nhân dẫn tới thoát vị bẹn người cao tuổi. Đôi khi người bệnh có bị kèm theo các bệnh lý khác của ống phúc tinh mạc như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc.
Nguyên nhân trực tiếp gây nên thoát vị bẹn người cao tuổi là sự suy yếu thành bụng. Một số bệnh gây mất collagen trong mô, suy dinh dưỡng hoặc béo phì, do vết mổ hay chấn thương vùng bẹn.
Yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển là sự tăng áp lực ở ổ bụng trong một thời gian dài hay gặp nhất ở người cao tuổi như táo bón kinh niên, do u đại tràng, tiểu khó do u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo. Nhiều nguyên nhân do ho, viêm phế quản mạn tính, cổ chướng, khối u lớn trong bụng.
Thoát vị bẹn xảy ra làm người bệnh cảm thấy căng tức vùng bẹn. Đồng thời bệnh nhân có thể phát hiện một khối phồng nhô ra ở vùng bẹn khi rặn hay nâng vật nặng.
Bệnh được mô tả với các triệu chứng như có cảm giác co kéo, đau lan xuống bìu. Khi khối thoát vị qua quá lớn, bệnh nhân có cảm giác đau nhói, phải nằm hoặc dùng tay đẩy vào.
Trong một số trường hợp thoát vị nhỏ có thể khó phát hiện. Có thể dùng ngón tay để sờ lỗ bẹn nông. Trường hợp lỗ bẹn nông quá nhỏ không thể sờ thấy thì rất khó xác định.
Thoát vị trượt là dạng đặc biệt của thoát vị bẹn. Nó không có dấu hiệu đặc trưng nào nhưng có thể nghi ngờ trong trường hợp thoát vị bìu lớn gặp ở người già.
Chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, nhìn thấy hoặc sờ thấy khối phồng ở vùng bẹn nổi to khi ho, rặn và xẹp khi nằm, nghỉ ngơi hay dùng tay dồn lên
Ngoài ra còn có các chẩn đoán phân biệt qua các bệnh lý khác liên quan đến ống bẹn như tràn dịch tinh mạc, u nang thừng tinh. Phát hiện khi bác sĩ không ấn xẹp được hoặc soi đèn siêu âm thấy chứa dịch.
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu dưới đây:
– Có các triệu chứng bất thường hay bìu bị sưng.
– Vết mổ bị sưng, đỏ, chảy dịch, hoặc thân nhiệt tăng.
– Ho kéo dài, bị dị ứng,..
Mỗi người có một cơ địa và tình trạng bệnh lý khác nhau. Vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được phác đồ điều trị hiệu quả và nhanh chóng.
Thoát vị bẹn nói chung và thoát vị bẹn ở người già nói riêng thường không gây nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên nếu để bệnh trở nặng mà không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.
Thoát vị bẹn ở người già có những biến chứng rất nguy hiểm nếu để bệnh phát triển mà không điều trị kịp thời.
Biến chứng phổ biến thường gặp gây nguy hiểm nhất ở bệnh lý này là thoát vị kẹt và thoát vị nghẹt.
– Thoát vị kẹt được giải thích là một phần của mô mỡ, buồng trứng hay ruột bị kẹt lại trong túi thoát vị. Hiện tượng này tạo nên một khối chắc, căng đau, gây táo bón, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích. Biến chứng này gây cảm giác vướng víu, khó chịu dễ dẫn đến các chấn thương khác.
– Thoát vị nghẹt: là biến chứng nguy hiểm nhất xảy ra khi các mô trong túi thoát vị bị xoắn lại. Hiện tượng này còn có thể gây hoại tử vì các mô trong túi thoát vị bị chết đi do không được cung cấp đủ máu nuôi dưỡng. Bệnh nhân bị sốt, vùng thoát vị bị viêm, sưng đỏ, rất đau và rát.
Ở người cao tuổi, bệnh gây những ảnh hưởng tâm lý rất lớn, luôn lo lắng, đau đớn mỗi khi thoát vị xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phẫu thuật là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị căn bệnh này. Các loại phẫu thuật có thể thực hiện như: phục hồi thành bẹn bằng mảnh ghép nhân tạo (mổ mở hoặc mổ nội soi), phục hồi thành bẹn bằng mô tự thân( McVay, Bassini, Nyhus,…).
Ngoài ra, bạn cần phải giảm thiểu những tác nhân gây tăng áp lực trong ổ bụng. Vì những tác nhân đó sẽ dẫn đến hiện tượng thoát vị phát triển.
Hiện tượng thoát vị bẹn xảy ra là do có một lỗ thủng trong ổ bụng ở vùng bẹn. Các tạng như ruột, mạc nối,.. có thể chui qua lỗ thủng này. Cách điều trị tình trạng này là phải phẫu thuật để bít lỗ này lại. Thường bác sĩ áp dụng phương pháp mổ nội soi. Vì phương pháp này đưa những hình ảnh trong ổ bụng lên màn hình để có thể quan sát rõ nét hơn. Từ đó các bác sĩ sẽ có thể thực hiện phẫu thuật nhanh và chính xác hơn.
– Làm cho bệnh nhân bớt cảm giác đau đớn, hồi phục nhanh sau phẫu thuật.
– Phẫu thuật nội soi tiêu tốn ít thời gian.
– Vết phẫu thuật nhỏ, có tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo xấu sau hồi phục.
– Tỷ lệ tái phát của bệnh rất thấp.
– Vận động nhẹ có thể đi dạo hay tập các bài dưỡng sinh nhẹ nhàng.
– Sử dụng thuốc giảm đau theo y lệnh của bác sĩ sau phẫu thuật.
– Không mang vác vật nặng, hay lao động qua quá sức.
– Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, không để tình trạng táo bón kéo dài xảy ra.
– Đến tái khám nếu thấy xuất hiện ho kéo dài hoặc bị dị ứng.
Thoát vị bẹn ở người già có thể phát hiện bằng mắt thường và những dấu hiệu để chẩn đoán. Túi thoát vị bẹn ở người cao tuổi có khuynh hướng càng ngày càng to ra và không tự lành được. Hiện tượng này kiến người bệnh rất dễ gặp các biến chứng gây hoại tử ruột. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng, hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị. Phát hiện ra bệnh càng sớm khả năng chữa trị và bình phục càng cao. Hơn thế sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh