✴️ Viêm ruột thừa và những điều liên quan bạn cần biết

Nội dung

1. Viêm ruột thừa là gì?

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa có thể là nguyên nhân viêm ruột thừa. Vi khuẩn nhân lên nhanh chóng, khiến phần ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể vỡ. Điều này khiến nhiều người cảm thấy đau ruột thừa thất ự rất dữ dội và khó chịu.

 

2. Dấu hiệu đau viêm ruột thừa

Đau ruột thừa thường biểu hiện tương đối dễ nhận biết, nhưng cũng có những trường hợp không hề nhận biết được nếu không có sự can thiệp khám và chẩn đoán từ bác sĩ. Một số dấu hiệu đau ruột thừa phổ biến như sauL

  • Đau bụng: Đây là dấu hiệu đầu tiên của đau ruột thừa. Những cơn đau bụng thường kéo dài 1-12h ở xung quanh rốn vùng thượng vị các cơn đau lúc này vẫn vừa phải (rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau bụng thông thường khác).
  • Tiếp theo cơn đau sẽ chuyển sang vùng bụng dưới bên hố chậu phải các cơn đau bụng lúc này vẫn âm ỉ thỉnh thoảng có lúc trở nên dữ dội.
  • Ngoài ra, khi bị đau ruột thừa, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu khác như chán ăn cảm giác buồn nôn, sốt nhẹ từ 38-39 độ. Cảm giác đi tiểu khó và dắt, đi ngoài.

Khi thấy những dấu hiệu đau ruột thừa, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số các xét nghiệm cần thiết như siêu âm để chẩn đoán bệnh. Căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

 

3. Nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa là gì?

Hiện nay, nguyên nhân chính gây viêm ruột thừa vẫn chưa được xác định. Ruột thừa bị viêm và nhiễm khuẩn khi lòng ruột thừa bị tắc nghẽn khiến ruột thừa bị thiếu máu và tạo điều kiện cho các virus gây viêm nhiễm tấn công. Sự nhiễm trùng làm giảm lượng máu lưu thông tại ruột thừa và manh tràng gây hoại tử. Tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm kéo dài sẽ làm ruột thừa vỡ hoặc thủng. Do đó, những lời khuyên không nên ăn hạt ổi có thể bị viêm ruột thừa là không đúng. Bạn không cần tin khi nghe lời khuyên này.

 

4. Phương pháp điều trị viêm ruột thừa

Bệnh lý viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm. Đây là phương pháp điều trị kinh điển và được đồng thuận bởi tất cả các bác sỹ lâm sàng trên toàn thế giới từ trước đến nay. Từ năm 2004 đến nay đã có một số nghiên cứu về điều trị không mổ đối với trường hợp viêm ruột thừa không biến chứng bằng kháng sinh.

Kết quả từ những nghiên cứu này về tỷ lệ thành công của điều trị kháng sinh đối với viêm ruột thừa không biến chứng là 90%, 10% không đáp ứng và có biến chứng phải can thiệp phẫu thuật. Theo dõi những bệnh nhân điều trị thành công viêm ruột thừa không biến chứng trong vòng 1 năm có 30% viêm ruột thừa tái phát. Vậy điều trị viêm ruột thừa không biến chứng bằng kháng sinh không thể điều trị dứt điểm được viêm ruột thừa và bệnh sẽ có nguy cơ tái phát lại rất cao trong thời gian ngắn.

Trước đây, trong phương pháp mổ hở, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch dài ở dưới thành bụng dưới bên phải, sau đó tiến hành cắt bỏ ruột thừa. Tuy nhiên người bệnh sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi, nằm viện lâu hơn, vết mổ cũng lâu liền hơn.

Hiện nay mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi là lựa chọn phổ biến và được ưa chuộng hơn so với phương pháp mổ hở. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo khoảng 3 vết rạch cực nhỏ, sau đó đưa các dụng cụ phẫu thuật, ống mềm có gắn camera và nguồn sáng có kết nối hình ảnh với màn hình bên ngoài vào ổ bụng, để cắt bỏ ruột thừa.

 

5. Mổ ruột thừa có đau không?

Với mọi loại phẫu thuật, trong lúc diễn ra ca mổ, bệnh nhân thường được gây mê nên không cảm thấy đau đớn. Chỉ sau khi mổ xong và hết thuốc mê, cảm giác đau mới đến với người bệnh. Mức độ đau ở mỗi người còn tùy thuộc vào loại phương pháp phẫu thuật được áp dụng, gồm mổ nội soi và mổ mở. Trong đó, mổ nội soi giúp người bệnh ít đau hơn hẳn so với mổ mở do hạn chế tối đa việc xâm lấn. Bên cạnh đó, mức độ cơn đau sau mổ ruột thừa cũng tùy thuộc một phần vào sự trình độ của bác sĩ, chất lượng của thiết bị, sự chăm sóc hậu phẫu và chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động của bệnh nhân.

đau ruột thừa mổ có đau không

Tuy nhiên, bác sĩ có thể giúp người mới mổ ruột thừa giảm cơn đau bằng việc kê đơn thuốc giảm đau. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định  của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và cách dùng thuốc, cũng như các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, vệ sinh vết mổ.

 

6. Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm ruột thừa?

Viêm ruột thừa có thể được hạn chế nếu bạn kịp thời báo các triệu chứng cho bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về cách uống thuốc và chăm sóc vết thương sau khi mổ. Nếu được hẹn tái khám, bạn cần đi khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi biến chứng.

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, bạn nên có chế độ ăn uống thích hợp để vết thương nhanh chóng lành hơn. Viêm ruột thừa cấp không giống với viêm túi thừa. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu đúng của 2 bênh này để đến bệnh viện thăm khám kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top