– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD) là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao.
– Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng.
– COPD làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
– Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng.
– Việc đánh giá không đúng mức về COPD góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
– Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là Hô Hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không.
– COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.
Ba mục tiêu chính của việc hỗ trợ điều trị COPD là:
– Giảm giới hạn thông khí.
– Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị những biến chứng (như giảm ôxy máu, nhiễm trùng).
– Giảm triệu chứng hô hấp và cải thiện chất lượng sống.
Hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chủ yếu dựa vào phương pháp nội khoa. Loại thuốc dùng để hỗ trợ điều trị căn bệnh này đó là:
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sĩ, không ngừng thuốc khi đang hỗ trợ điều trị để tránh nhờn thuốc cũng như hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Hỗ trợ điều trị các đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp: Khi thời tiết lạnh nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp càng cao hơn, do vậy khi phát hiện có các nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên thì cần hỗ trợ điều trị kịp thời để tránh lan xuống đường hô hấp dưới.
Giữ ấm cổ ngực khi trời lạnh: Những người bình thường và bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi ra ngoài trời lạnh cần mặc ấm, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn, giữ ấm cho cơ thể.
Không được hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc thụ động: Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp kém hơn so với người bình thường. Vì vậy người bệnh không được hút thuốc để làm giảm tối đa tần suất các nhiễm khuẩn hô hấp, căn nguyên hàng đầu gây các đợt cấp.
Tránh ô nhiễm không khí: Cần tránh tiếp xúc với khói bụi từ việc đun nấu hoặc sưởi ấm bằng rơm rạ, củi, than, tránh vùng có không khí bị ô nhiễm, công trường nhiều bụi,..
Chế độ dinh dưỡng: Cần nâng cao sức đề kháng bằng việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối để có sức chống lạnh.Tập luyện vận động: Vận động chi dưới giúp cải thiện khả năng gắng sức nhưng không cải thiện chức năng hô hấp. Vận động chi trên mới cải thiện sức cơ, giảm nhu cầu thông khí nhờ tăng hoạt động cơ hô hấp phụ.
Phục hồi chức năng hô hấp: Gồm các kỹ thuật giúp thông đờm làm sạch đường thở và kỹ thuật giúp bảo tồn, phục hồi và duy trì chức năng hô hấp.
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh