✴️ Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

Nội dung

Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn thường do virus, vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày… Viêm phế quản cấp ở người lớn khi khỏi thường không để lại di chứng.

Bệnh viêm phế quản cấp là gì?

Bệnh viêm phế quản cấp là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi.

benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon

Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn thường do virus, vi khuẩn.

Bệnh thường do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Đa số các trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi mà không cần hỗ trợ điều trị và không để lại di chứng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có triệu chứng điển hình khiến việc chẩn đoán dễ nhầm sang các bệnh nhiễm trùng khác của phổi như viêm phổi, ổ mủ trong phổi, hoặc bệnh tích mủ trong khoang màng phổi… khiến cho việc hỗ trợ điều trị gặp nhiều khó khăn.

 

Biểu hiện bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

- Bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm. Người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho đơn thuần hoặc có đờm và tăng dần…

– Một số rất ít trường hợp viêm phế quản cấp có biểu hiện khó thở, sốt, đau ngực.

- Khi các biểu hiện nêu trên kéo dài quá 5 ngày, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay để xác định rõ nguyên nhân và hỗ trợ điều trị kịp thời.

benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon2

Đa số các trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi mà không cần hỗ trợ điều trị và không để lại di chứng.

 

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

Viêm phế quản cấp ở người lớn là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không phức tạp. Có khoảng hơn 50% số trường hợp viêm phế quản cấp không cần hỗ trợ điều trị mà tự khỏi. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng cần phải hỗ trợ điều trị kháng sinh. Cụ thể:

- Viêm phế quản cấp là do virus, trong nhiều trường hợp không cần hỗ trợ điều trị kháng sinh.

- Viêm phế quản cấp do vi khuẩn hoặc những trường hợp viêm phế quản cấp ở người có nguy cơ cao như: Người có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch; viêm phế quản cấp ở người trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2, tiền sử suy tim xung huyết và hiện đang dùng uống thuốc cần hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ.

Trong hỗ trợ điều trị, người bệnh nên uống nhiều nước để cải thiện việc ho và khạc đờm. Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc hoặc khó khạc đờm.

Lưu ý, người bệnh không nên dùng thuốc giảm ho do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, làm chậm sự phục hồi.

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp quá trình hồi phục được nhanh chóng hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top