✴️ Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản

Nội dung

Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Bệnh chia làm 2 dạng: Viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính. Để nhận biết bệnh viêm phế quản người ta dựa vào các triệu chứng sau:

dau-hieu-viem-phe-quan-1

Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi

 

 

Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản cấp tính

Ở dạng cấp tính, người bệnh thường bị ho, ho có đờm, đờm có màu trong hoặc trắng, xám vàng hoặc xanh lục tùy mỗi người. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở, đặc biệt cảm giác khó thở còn tồi tệ hơn khi người bệnh gắng sức.
Một số trường hợp thở khò khè, người cảm thấy mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, tức ngực.

Người mắc bệnh viêm phế quản cấp tính có thể bị ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần thậm chí nhiều tháng liền, nguyên nhân là do các phế quản chưa lành lặn. Tuy nhiên ho có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như suyển hoặc viêm phổi.

dau-hieu-viem-phe-quan-2

Ở dạng cấp tính, người bệnh thường bị ho, ho có đờm, đờm có màu trong hoặc trắng, xám vàng,…

 

Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và kéo dài 2 năm liên tục. Giai đoạn đầu người bệnh thường ho và khạc đờm. Ho xảy ra nhiều đợt một năm, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc mỗi khi thời tiết thay đổi, có thể ho khan nhưng thường có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn và thường có màu vàng, có mủ, khối lượng đờm hàng ngày ít nhất 5 – 10 ml, càng về sau thì càng lên. Về lâu dài, viêm phế quản mạn tính nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới giãn phế quản hoặc apxe hóa, khối lượng đờm nhiều hơn đáng kể. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần/năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.

Cũng như viêm phế quản cấp, người bệnh thường bị khó thở, lúc đầu chỉ là cảm giác “trống hơi” nặng nề như bị đè nén trong ngực, lâu dần người bệnh cảm thấy thiếu không khí thực sự.

Nhiều bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính còn bị gầy sút, xanh xào, buồn ngủ lơ, tim đập nhanh….

 

Khi nào đi gặp bác sĩ?

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

Ho nhiều, ho nghiêm trọng, khiến người bệnh mất ngủ.

Sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt cao hơn 38 độ.

Khó thở hoặc ho ra máu, chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây.

Ho kéo dài hơn 3 tuần.

Người bệnh tim phổi mạn tính hay các vấn đề về  bệnh hen suyễn, khí phế thũng, hoặc suy tim sung huyết, và nghĩ rằng có thể đã phát triển viêm phế quản. Các điều kiện này có nguy cơ phát triển các biến chứng nhiễm trùng phế quản.

Cơn viêm phế quản xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại, có thể có viêm phế quản mạn tính, tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh suyễn hoặc chứng giãn phế quản.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top