✴️ Dấu hiệu viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm

Nội dung

 1. Dấu hiệu viêm phổi

Cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra khi phát hiện có các dấu hiệu viêm phổi như sau:
– Sốt cao
– Ớn lạnh
– Ho có đờm với tình trạng không thay đổi (không thuyên giảm cũng không xấu đi).  Trường hợp điển hình đờm có màu rỉ sắt, các trường hợp khác đờm có màu vàng hoặc màu xanh, đôi khi khạc đờm như mủ. đờm có thể có mùi hôi, thối.

Một trong những dấu hiệu viêm phổi thường ặp là ho có đờm.

Một trong những dấu hiệu viêm phổi thường gặp là ho có đờm.

– Khó thở khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày.
– Bị đau ngực khi thở hoặc ho
– Cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi cảm lạnh hay cảm cúm.
Ngoài ra các dấu hiệu viêm phổi khác mà người bệnh có thể gặp là buồn nôn (cảm giác khó chịu ở dạ dày), nôn mửa và tiêu chảy.
Cần lưu ý dấu hiệu viêm phổi có thể khác nhau trong từng đối tượng cụ thể. Ví dụ như trẻ sơ sinh có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm nhiễm. Hoặc trẻ có thể bị sốt, ho, nôn mửa, mệt mỏi, không nhanh nhẹn, thiếu năng lượng.
Trong khi đó người lớn tuổi và những người có bệnh nghiêm trọng hoặc hệ thống miễn dịch yếu có thể có ít triệu chứng hơn hoặc triệu chứng nhẹ hơn. Một số trường hợp có nhiệt độ cơ thể thấp hơn so với bình thường. Với những người mắc bệnh về phổi, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Người cao tuổi bị viêm tuổi đôi khi bị mê sảng, lẫn lộn.

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh để kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời khi phát hiện có các dấu hiệu viêm phổi.

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh để kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời khi phát hiện có các dấu hiệu viêm phổi.

 

2. Biến chứng của bệnh viêm phổi

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm phổi có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Nhiễm khuẩn huyết: biến chứng nghiêm trọng này xảy ra nếu vi trùng di chuyển vào máu, từ đó nhanh chóng lây lan sang các cơ quan khác, bao gồm cả bộ não.
– Áp xe phổi: là tình trạng mưng mủ, hoại tử nhu mô phổi sau một quá trình viêm cấp. Áp xe phổi thường được điều trị bằng kháng sinh. Đôi khi người bệnh cần phải phẫu thuật hoặc chọc dò để loại bỏ bớt mủ.
– Tràn dịch màng phổi: viêm phổi có thể gây ra tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành ngực. Viêm phổi cũng có thể gây ra bệnh viêm mủ màng phổi. Nếu điều này xảy ra người bệnh cần phải phẫu thuật hoặc chọc hút dịch mủ.
Ngoài ra còn có các biến chứng về tim mạch, tiêu hóa và thần kinh…

Để hạn chế những biến chứng nặng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh để kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời khi phát hiện có các dấu hiệu viêm phổi.

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi hiện nay chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây bệnh, đồng thời hỗ trợ bằng thuốc, hướng dẫn cách ho, khạc đờm, tập thở, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và các sản phẩm hỗ trợ để tăng cường sức khỏe.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top