Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm phế quản và viêm phổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản và viêm phổi:
Bệnh viêm phổi
Người viêm phổi thường xuất hiện triệu chứng khó thở, đau ngực, ho có đờm đặc màu xanh hoặc vàng.
- Vi khuẩn: Người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, đau ngực, ho có đờm đặc màu xanh hoặc vàng.
- Do virus: Thường bắt đầu với triệu chứng ho khan, đau đầu, sốt, đau cơ và mệt mỏi sau đó có thể ho và khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bệnh viêm phổi do virus có thể có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
- Viêm phổi do Mycoplasma: Triệu chứng thường nhẹ, thậm chí người bệnh không biết mình bị viêm phổi.
- Nấm: Rất ít triệu chứng, có thể bị viêm phổi cấp và dai dẳng.
- Do Pneumocystic carinii: Đây là bệnh nhiễm trùng cơ hội thường xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS, hóa trị liệu hoặc đang điều thuốc ức chế miễn dịch,…
Đối với bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc các phế quản trong phổi bị viêm gây phồng và dầy lên làm hẹp và tắc nghẽn tiểu phế quản. Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh thường là:
Viêm phế quản thường xuất hiện những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, sốt, đau họng, thở mệt do đường thở bị viêm, tiết dịch
- Virus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản. Bệnh thường thấy sau khi người bệnh bị viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, ho, sổ mũi, viêm xoang hoặc cúm,… Bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, sốt, đau họng, thở mệt do đường thở bị viêm, tiết dịch cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản.
- Môi trường ô nhiễm: Hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá, thuốc lào, khí độc CO2, amoniac, clo, khói than,…
- Viêm phổi là tình trạng viêm do nhiễm trùng, vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Dấu hiệu triệu chứng của bệnh viêm phổi phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh.
Viêm phế quản và viêm phổi có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Bệnh nhân viêm phế quản có thể dẫn tới bệnh viêm phổi.
Theo các chuyên gia, bệnh viêm phế quản và bệnh viêm phổi có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Thông thường, bệnh nhân viêm phế quản có thể dẫn tới bệnh viêm phổi. Nguyên nhân được đưa thường được xác định là do virus gây nên. Nếu bệnh nhân bị viêm phế quản do virus không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn tới tình trạng khí quản sưng phồng, tấy đỏ, dịch nhầy ứ đọng trong phổi và dẫn tới viêm phổi.
Vì vậy, khi bệnh nhân có triệu chứng viêm phế quản như ho, sốt kéo dài trong vòng 2-3 tuần thì nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa hô hấp ngay để được chữa trị tránh tình trạng tăng nặng dẫn tới viêm phổi và biến chứng suy hô hấp đe dọa tới tính mạng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp