Ho là bệnh lý nhiều người mắc phải và được xem là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên ho dai dẳng kéo dài lại là một tình trạng không bình thường. Vì thế khi bị ho dai dẳng kéo dài bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân ho dai dẳng kéo dài:
Có nhiều nguyên nhân gây ra ho dai dẳng, tuy nhiên, có một số nguồn gốc gây ho dai dẳng ở những bệnh nhân như sau:
1. Ho dai dẳng do dị ứng thời tiết
Những điều kiện của thời tiết chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến vòm họng và dẫn đến tình trạng ho rất phổ biến.
Biểu hiện của ho do dị ứng thời tiết đó là thường phát tác vào lúc mới đi ngủ, hoặc sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, thậm chí là thay đổi tư thế chúng ta cũng bị ho.
Ho do dị ứng thời tiết thường không kéo dài, và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến viêm nhiễm vì thế bạn cần đặc biệt lưu ý.
Hệ thần kinh phó giao cảm rất mẫn cảm với nấm mốc, giấy vụn, khói bụi, lông động vật, phấn hoa,… Vì thế nếu sống trong môi trường thường xuyên có những vật thể lạ này sẽ không tránh khỏi khiến hệ thần kinh phó giao cảm bị tác động và gây ra ho
Biểu hiện của loại ho này đó là các cơn ho thường xuất hiện khi tiếp xúc với vật thể gây dị ứng đồng thời sẽ ngừng khi không có các tác nhân này nữa.
Những virus cúm, siêu vi cảm…là những tác nhân gây hiện tượng ống thở bị nhạy cảm và gây ho. Bên cạnh những dấu hiệu ho, bệnh nhân còn có những biểu hiện khác như viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm kéo dài…kèm theo những dấu hiệu như chảy nước mũi, khó chịu ở mũi,,.
Với tình trạng ho này, bạn chỉ cần chữa bệnh cảm, cúm là có thể chữa khỏi ho.
Bệnh nhân bị huyết áp cao thường uống một số thuốc dùng điều trị huyết áp cao, suy tim có khả năng ức chế men chuyển gây ra phản ứng phụ là ho khan.
Biểu hiện của ho do tác dụng phụ của thuốc đó là: những cơn ho thường kéo theo ngứa họng và xuất hiện nhiều vào ban đêm, có người ho rất dữ dội. Khi chuyển thuốc khác, triệu chứng ho sẽ hết. Một số thuốc gây ho điển hình là: captopril (Capoten), enalapril maleate (Vasotec), và lisinopril (Prinivil, Zestril, hoặc Zestoretic)…
Một trong những nguyên nhân khá phổ biến nhưng không mấy ai để ý đến đó là ho do trong tai có những vật thể lạ hoặc có quá nhiều ráy tai.
Đối với những người ho dai dẳng do nhiều ráy tai thường kèm thêm những biểu hiện như ngứa ngáy, khó chịu ở tai. Khi đó, cần nói với bác sĩ để bác sĩ có thể kiểm tra trước tiên để lấy những vật thể lạ ra khỏi tai.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh