✴️ Nguyên nhân và chẩn đoán hen

Nội dung

Xem lại: Phân loại, nguyên nhân và chẩn đoán hen (phần 1)

Nguyên nhân và yếu tố khởi phát cơn hen

Các chuyên gia y tế không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn là gì, nhưng cả hai yếu tố di truyền và môi trường dường như đóng vai trò quan trọng.

Một số yếu tố, chẳng hạn như mẫn cảm với chất gây dị ứng, có thể là nguyên nhân và là yếu tố khởi phát cơn hen. Dưới đây liệt kê một số nguyên nhân khác.

Hen suyễn do thai kỳ

Theo một nghiên cứu, hút thuốc khi mang thai dường như làm tăng nguy cơ thai nhi bị hen suyễn sau khi sinh ra. Một số phụ nữ cũng có thể có các yếu tố làm nặng thêm các triệu chứng hen suyễn trong khi mang thai.

Hen suyễn do béo phì

Một bài báo từ năm 2014 cho thấy dường như có mức độ hen suyễn cao hơn ở những người béo phì so với những người còn lại. Trong một nghiên cứu, các tác giả lưu ý rằng, những trẻ béo phì khi giảm cân cho thấy có cải thiện trong các triệu chứng hen suyễn.

Hiện nay có nhiều bằng chứng cho thấy rằng cả hai tình trạng đều liên quan đến phản ứng viêm mãn tính và điều này có thể giải thích mối liên hệ này.

Hen suyễn do dị ứng

Dị ứng hình thành khi cơ thể một người trở nên nhạy cảm với một chất cụ thể. Một khi sự nhạy cảm đã diễn ra, người bệnh sẽ dễ bị phản ứng dị ứng mỗi khi họ tiếp xúc với chất này.

Không phải mọi người bị hen suyễn đều bị dị ứng, nhưng thường có sự liên quan. Ở những người bị dị ứng, tiếp xúc với các chất gây dị ứng cụ thể có thể gây ra các triệu chứng.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy 60-80% trẻ em và thanh niên mắc bệnh hen suyễn nhạy cảm với ít nhất một chất gây dị ứng (dị nguyên/ allergen)

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể kích hoạt các triệu chứng hen suyễn, theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ.

Hen suyễn, thậm chí không hút thuốc, có thể gây tổn thương cho phổi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý ở phổi liên quan đến thuốc lá, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và nó có thể làm cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Yếu tố môi trường

Ô nhiễm không khí, cả trong và ngoài nhà, có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và gây ra bệnh hen suyễn. Một số chất gây dị ứng trong nhà bao gồm:

  • Nấm mốc;

  • Bụi bặm;

  • Lông và vẩy động vật;

  • Hơi bốc ra từ chất tẩy rửa gia dụng và sơn;

  • Gián;

  • Lông vũ.

Các yếu tố kích hoạt khác cả trong nhà và ngoài trời bao gồm:

  • Phấn hoa;

  • Ô nhiễm không khí từ giao thông và các nguồn khác;

  • Tầng ô-zôn.

Căng thẳng

Căng thẳng có thể làm phát sinh các triệu chứng hen suyễn, nhưng một số cảm xúc khác cũng có thể xảy ra. Niềm vui, sự tức giận, sự phấn khích, cười lớn, khóc lóc và các phản ứng cảm xúc khác đều có thể gây ra cơn hen.

Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hen suyễn có thể có nhiều khả năng gặp ở những người có trạng thái sức khỏe tâm thần như trầm cảm.

Những người khác cho rằng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến những thay đổi ngoại sinh dẫn đến hen suyễn mãn tính.

Yếu tố di truyền

Có bằng chứng cho thấy hen suyễn di truyền mang tính chất gia đình. Gần đây, các nhà khoa học đã vạch ra một số thay đổi di truyền có thể đóng vai trò trong sự hình thành của nó.

Trong một số trường hợp, những biến đổi ngoại sinh là nguyên nhân. Điều này xảy ra khi một yếu tố môi trường làm biến đổi gen.

Nội tiết tố

Khoảng 5,5% nam giới và 9,7% nữ giới mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo giai đoạn sinh sản của nữ giới và trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ví dụ, trong những năm sinh sản của họ, các triệu chứng có thể trở nên tệ hơn trong thời kỳ kinh nguyệt, so với các thời điểm khác trong tháng. Các bác sĩ gọi đây là hen suyễn theo chu kỳ. Tuy nhiên, trong thời kỳ mãn kinh, các triệu chứng hen suyễn có thể được cải thiện.

Một số nhà khoa học tin rằng hoạt động của hormone có thể ảnh hưởng đến hoạt động miễn dịch, dẫn đến tình trạng quá mẫn trong đường thở.

Những người bị hen suyễn không liên tục cũng có thể chỉ có triệu chứng ở một số thời điểm nhất định.

Chẩn đoán hen suyễn

Bác sĩ sẽ hỏi người đó về các triệu chứng của họ, tiền căn bệnh lý gia đình và cá nhân của họ. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, và làm một số xét nghiệm khác.

Khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán, họ cũng sẽ lưu ý xem bệnh hen là nhẹ, không liên tục, trung bình hay nặng và phân loại bệnh.

Mỗi người có thể chuẩn bị một bản ghi các triệu chứng của họ và các yếu tố có thể gây ra cơn hen để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và nên bao gồm thông tin về các chất gây kích ứng tiềm năng tại nơi làm việc của mình.

Các phần dưới đây đề cập về một số xét nghiệm khác mà bác sĩ có thể tiến hành để giúp chẩn đoán hen.

Thăm khám

Bác sĩ sẽ tập trung vào đường hô hấp trên, ngực và da. Họ sẽ lắng nghe các dấu hiệu khò khè, từ đó có thể chỉ ra đường thở bị tắc nghẽn và hen suyễn.

Họ cũng sẽ kiểm tra:

  • Sổ mũi;

  • Sưng nề mũi;

  • Bất kỳ sự gia tăng nào ở bên trong mũi.

Họ cũng sẽ kiểm tra da xem có dấu hiệu bị chàm hay nổi mề đay không.

Xét nghiệm hen suyễn

Bác sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra chức năng phổi để đánh giá phổi hoạt động tốt như thế nào.

Hô hấp kí là một ví dụ về xét nghiệm chức năng phổi. Người thực hiện sẽ hít vào thật sâu và sau đó thở ra thật mạnh vào một cái ống. Ống hít được nối với một hệ thống máy gọi là phế dung kế, thể hiện lượng khí hít vào và thở ra bao nhiêu đồng thời cho biết tốc độ khi họ đẩy không khí ra khỏi phổi.

Sau đó, bác sĩ sẽ so sánh những kết quả này với kết quả của một người ở độ tuổi tương tự nhưng không bị hen suyễn.

Để xác nhận chẩn đoán, bác sĩ có thể cho người đó dùng thuốc giãn phế quản - để giãn nở đường dẫn khí - và lặp lại xét nghiệm. Nếu kết quả lần này tốt hơn, người bệnh có thể bị hen suyễn.

Tuy nhiên, thử nghiệm này có thể không phù hợp với trẻ nhỏ. Thay vào đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hen trong 4-6 tuần và theo dõi sự thay đổi trong các triệu chứng của trẻ.

Các xét nghiệm khác

Các xét nghiệm khác để chẩn đoán bao gồm:

Một bài kiểm tra gắng sức. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ đánh giá không khí lạnh hoặc tập thể dục ảnh hưởng như thế nào đến việc hít thở của người đó.

Tiêm lẩy da. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để xác định một dị ứng cụ thể.

Những xét nghiệm giúp loại trừ các bệnh lý khác. Xét nghiệm đàm, chụp X-quang và các xét nghiệm khác có thể giúp loại trừ viêm xoang, viêm phế quản và các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến cách hít thở của một người.                                                                                                                                          

Tóm lược

Hen suyễn là một tình trạng viêm mãn tính gây ra phù nề ở đường thở. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng.

Trong hầu hết các trường hợp thì luôn có phương pháp điều trị hiệu quả (effective treatment is available) từ đó có thể giúp cho họ một cuộc sống ý nghĩa và năng động với bệnh hen suyễn.

Xem thêm: Hen ở trẻ em

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top