✴️ Suy hô hấp cấp tính

Nội dung

Nguyên nhân

Suy hô hấp cấp tính thường xuất phát từ việc cung cấp đủ oxy cho phổi, thải loại carbon dioxide hoặc cả hai. Khi đó, hệ hô hấp không thể thực hiện các chức năng như bình thường. Các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Vấn đề về cột sống;
  • Chấn thương đường hô hấp;
  • Các tình trạng liên quan đến phổi như hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, hoặc tắc mạch phổi;
  • Tình trạng thần kinh hoặc cơ bắp ảnh hưởng đến khả năng thở như xơ cứng teo cơ bên, loạn dưỡng cơ, chấn thương tủy sống hoặc đột quỵ;
  • Sử dụng ma túy hoặc rượu quá liều;
  • Chấn thương ở ngực;

Việc xác định nguyên nhân gây suy hô hấp cấp giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Phân loại

Suy hô hấp cấp tính được phân làm 4 loại:

Loại 1

Được gọi là tình trạng suy hô hấp thiếu oxy xảy ra do sự rối loạn trong việc trao đổi khí ở phổi. Nguyên nhân có thể do sưng phù hoặc tổn thương phổi. Người bị suy hô hấp cấp loại này có nồng độ oxy trong máu rất thấp.

Loại 2

Ở người bị suy hô hấp cấp độ 2, phổi không thải loại đủ lượng carbon dioxide. Loại suy hô hấp này làm cho nồng độ carbon dioxide tăng cao. Nguyên nhân có thể là do dùng thuốc quá liều khiến nhịp thở chậm hoặc do tổn thương phổi do hút thuốc gây ra tình trạng thuyên tắc phổi (COPD).

Loại 3

Còn được gọi là biến chứng suy hô hấp sau phẫu thuật xảy ra khi bệnh nhân đã được phẫu thuật và các đường dẫn khí nhỏ trong phổi bị đóng lại với số lượng lớn hơn thông thuờng. Các yếu tố như đau (chấn thuơng phổi) hoặc phẫu thuật dạ dày tạo sự căng dãn gây áp lực lên phổi cao hơn bình thuờng cũng có thể góp phần vào loại suy hô hấp này.

Loại 4

Suy hô hấp loại 4 là một trạng thái sốc, cơ thể không thể tự cung cấp đủ oxy và duy trì huyết áp. Tình trạng này xảy ra do bệnh nghiêm trọng hoặc chấn thương gây mất quá nhiều máu.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khi tìm nguyên nhân gây suy hô hấp cấp tính. Ngoài ra, các phương pháp khí máu động mạch, hoặc xét nghiệm ABG để kiểm tra mức độ oxy và carbon dioxide. Kết quả ABG có thể giúp xác định xem một người bị suy hô hấp loại 1 hay loại 2.

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể bao gồm những thay đổi về hình dáng, hoạt động và cách thở bao gồm:

  • Buồn ngủ;

  • Móng tay, môi, da xanh, nhợt nhạt;

  • Lú lẫn;

  • Nhịp tim không đều;

  • Bất tỉnh;

  • Thở nhanh;

  • Hụt hơi.

Các biến chứng

Suy hô hấp cấp tính có thể gây tử vong. Theo một bài thuyết trình Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ, khoảng 360.000 người bị suy hô hấp cấp tính mỗi năm tại nước này. Khoảng 36% những trường hợp này tử vong trong thời gian nằm viện.

Con số này có thể cao hơn tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các tác giả của một nghiên cứu trong Đánh giá hô hấp ở châu Âu rằng những người có dạng ARDS nặng nhất có tỷ lệ tử vong đến 42%.

Một đợt suy hô hấp cấp tính có thể gây tổn thương cho phổi khiến người bệnh phải mang theo oxy bên mình mọi lúc. Một số trường hợp phải phẫu thuật mở khí quản để hỗ trợ hô hấp trong suốt một thời gian dài.

          điều trị suy hô hấp cấp tính

Điều trị

Phương pháp điều trị suy hô hấp cấp phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, suy hô hấp do vẹo cột sống có thể yêu cầu phẫu thuật cột sống nhằm cải thiện chức năng phổi và tim.

Người bị suy hô hấp cấp tính thường sẽ cần thêm oxy, vì vậy việc áp dụng thủ thuật chèn ống dẫn khí qua khí quản nhằm tăng cường lượng oxy và áp lực giúp phổi hoạt động tốt hơn.

Phương pháp này có thể được áp dụng cho đến khi bệnh nhân có thể làm chậm, phục hồi hoặc đảo ngược nguyên nhân cơ bản của suy hô hấp. Các phương pháp điều trị suy hô hấp cấp bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh có hoạt lực mạnh để điều trị nhiễm trùng và thuốc lợi tiểu để làm giảm sự tích tụ của dịch trong phổi và cơ thể;

  • Vỗ, rung vùng ngực, ho hỗ trợ là các biện pháp tích cực làm cho long đờm;

  • Hỗ trợ hô hấp, hô hấp nhân tạo được thực hiện trên những bệnh nhân bị giảm thông khí.

  • Trao đổi oxi qua màng ngoài cơ thể hay ECMO là một phương pháp hỗ trợ sự tuần hoàn và hô hấp khi tim hoặc phổi hay cả hai đều không thể hoạt động bình thường. Công nghệ này có thể thay thế tim hoặc phổi hay cả hai trong một thời gian ngắn.

Thuốc an thần bệnh nhân có thể giúp cho việc thở bằng máy thở dễ dàng hơn.

Bởi vì suy hô hấp cấp tính là một tình trạng nghiêm trọng, vì vậy tiến triển bệnh có thể trở nặng và các phương pháp điều trị có thể mất thời gian.

Phòng ngừa

Không phải tất cả các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp tính đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm phổi và một số bệnh liên quan đến đường thở khác, có thể thực hiện một số biện pháp để bảo vệ phổi bao gồm:

  • Hạn chế hút thuốc lá;

  • Đi khám nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, ho và tăng dịch tiết đường hô hấp;

  • Uống thuốc đúng và đủ liều theo toa của bác sĩ;

  • Các thiết bị hỗ trợ để duy trì nồng độ oxy như mặt nạ áp lực đường thở dương liên tục có thể cần thiết trong một số trường hợp;

  • Lựa chọn các hoạt động thể chất phù hợp để tăng cường chức năng phổi.

Tóm tắt

Suy hô hấp cấp tính là một tình trạng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau với các triệu chứng bao gồm lú lẫn, thở nhanh, hơi thở ngắn.

Liên hệ ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu đầu tiên của suy hô hấp để có hướng xử trí kịp thời giúp ngăn ngừa bệnh nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Thủ thuật mở khí quản

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top