✴️ Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh do tổn thương tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng). Nguyên nhân gây bệnh là do các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng,…Cùng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh viêm phổi để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

trieu-chung-lam-sang-va-can-lam-sang-cua-benh-viem-phoi

Viêm phổi là một bệnh do tổn thương tổ chức phổi

 

1. Triệu chứng của bệnh viêm phổi

1.1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng:

– Bắt đầu bằng cơn rét run khoảng 30 phút, thân nhiệt từ 39 – 40 độ C, mạch nhanh, mặt đỏ, sau vài giờ thấy khó thở, môi tím, toát mồ hôi. Ở người già, người nghiện rượu có dấu hiệu lú lẫn, trẻ em có co giật.

– Đau ngực bên tổn thương.

– Ho: lúc đầu ho khan, sau ho khạc đờm có thể có màu rỉ sắt.

– Có khi nôn mửa, chướng bụng.

Bệnh thường xảy ra đột ngột ở người trẻ tuổi.

Triệu chứng thực thể của bệnh viêm phổi:

– Lúc đầu thấy rì rào phế nang giảm bên tổn thương, gõ và sờ bình thường. Có thể có tiếng cọ màng phổi và ran nổ cuối thì thở vào.

– Thời kỳ toàn phát: Người bệnh có hội chứng đông đặc rõ, có tiếng thổi ống.

Bệnh viêm phổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân

Viêm phổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân

 

1.2. Triệu chứng cận lâm sàng

– X quang: Điển hình thấy 1 đám mờ của một thùy hay 1 phân thuỳ hình tam giác, đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.

– Xét nghiệm máu: BC tăng lên 15.000 – 25.000/mm, 80 – 90% là BC đa nhân trung tính. Tốc độ lắng máu tăng. Cấy máu có khi có phế cầu.

– Nước tiểu: có thể có protein thoáng qua.

Tiến triển của bệnh:

Bệnh nhân thường sốt khoảng 1 tuần, sau đó giảm sốt ra nhiều mồ hôi, đái được nhiều, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và khỏi bệnh. Khám phổi vẫn còn xuất hiện các hội chứng đông đặc, hình ảnh X quang tồn tại vài tuần nữa.

Nếu có biến chứng thì triệu chứng nặng lên.

 

2. Phòng ngừa bệnh viêm phổi như thế nào?

Bạn nên đi đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay khi có triệu chứng của bệnh viêm phổi

Bạn nên đi đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay khi có triệu chứng viêm phổi

 

Để phòng viêm phổi bạn cần:

– Tiêm vaccin đầy đủ.

– Rửa tay thường xuyên.

– Không hút thuốc lá.

– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường luyện tập thể thao.

Nhìn chung, bệnh không lây lan nhưng virus đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì thế tốt nhất bạn nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu trong gia đình có người nhiễm bệnh đường hô hấp hoặc bị viêm họng, hãy để người bệnh dùng ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn riêng và thường xuyên rửa tay.

Nếu có nhu cầu khám, điều trị bệnh viêm phổi, bạn có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ ngay để được tư vấn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top